Đặc San HQ 21

Đặc San HQ 21
Nha Trang Ngày Về Kỳ 9

Monday, January 24, 2022

Tướng Dương Văn Đức

 

Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần

Câu chuyện ở Trại Cải Tạo Hoàng Liên Sơn như sau:

Cùng nằm chung trại với chúng tôi, có nhiều Tướng Lãnh VNCH lắm. Có những vị Tướng lúc nào cũng giữ tư cách Tướng, anh em rất nể phục. Nhưng cũng có những Tướng Lãnh rất là nhàm chán. Tướng Dương Văn Đức là một trong ba Tướng ... mồ côi, tức là không có thân nhân thăm viếng (Hai vị Tướng kia là Tướng Lam Sơn (Phan Đình Thứ) và Tướng Hồ Trung Hậu).
Từ khi còn ở ngoài đời, sau vụ đảo chánh TT Diệm, sau vụ các Tướng Lãnh chỉnh lý lẫn nhau, Tướng Đức đã được coi như là một Tướng ... Mát giây (điên). Chính tôi đã mục kích một lần, ông đứng ở góc đường Hồng Thập Tự và Thống Nhất, ngay góc Dinh Độc Lập, mà chửi bới Tướng Thiệu. Tuy nhiên, ông chửi bằng tiếng Pháp, nên tôi không rõ ông chửi những gì?
Trong một buổi sinh hoạt đặc biệt của trại tù, để kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, một Đại Tá Việt Cộng, tên là Cao Nham, đã được Bộ Nội Vụ của chúng chỉ định đến trại để nói chuyện với các trại viên về chiến thắng này. Từ sáng sớm, anh em đã phải thức dậy lo quét dọn, xếp ghế ngồi để chờ tên cán ngố này đến. Cũng như thường lệ, anh em chúng tôi, dù là ở trong trại tù, vẫn giữ quân phong quân kỷ của riêng mình, nên các Tướng Lãnh được xếp ngồi trước, rồi mới tới hàng Tá, Úy ...
Tên Nham (nhở) nói chuyện vung cán cuốc, văng nước miếng tùm lum, ba hoa về cái mà chúng gọi là chiến thắng ĐBP. Nham vung tay la hét: "Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng thần thánh. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng to lớn của đảng cộng sản việt nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh nhào Đế Quốc Pháp."
Trong khi hoa chân múa tay, y để ý thấy Tướng Đức có cuốn sổ tay, đã lúi húi ghi chép những lời nói của y. Y thấy vậy lại càng sung sướng, nghĩ bụng: “Tên Tướng này ... học tập tốt, nó phục tài ăn nói của mình nên mới ghi chép kỹ lưỡng như vậy, chứ thường thì mấy thằng tù cải tạo đâu có thèm để ý gì tới những lời nói của mi`nh!” Vì thế, thay vì nói có hai tiếng, tên này hăng tiết chó mà nói thêm cả tiếng đồng hồ nữa. Khi nói xong, y theo thông lệ là tự vỗ tay khen thưởng một mình, rồi trịnh trọng hỏi các anh em Cải Tạo: “Các anh ngồi hàng đầu, chắc là cấp bậc “Tướng”, phải không? Khi được xác nhận như vậy, hắn vừa nói vừa chỉ tay vào Tướng Đức: “Tôi thấy có anh gì đây này, học tập tốt lắm, ghi chép cẩn thận! Có vậy mới mong được chóng về với gia đình chứ! Anh tên là gì nhỉ?"
Tướng Đức vẫn ngồi, trả lời lên:
- “Tôi tên Đức”
Tên Nham hăng hái:
- “Anh đã ghi được những gì trong bài nói chuyện của tôi? Anh có thể đọc lại cho tất cả hội trường cùng nghe được hay không?”
- “Ấy, không được đâu! Tôi ghi chỉ cho một mình tôi thôi! Để tôi hiểu một mình tôi thôi, không ai được biết đâu!”
Nham nghĩ rằng, Tướng Đức còn khiêm nhường, nên thúc dục:
- “Anh cứ việc đọc cho mọi người cùng nghe đi! Nếu có thiếu sót gì thì tôi bổ túc thêm cho anh, có gì đâu mà phải ngại ngùng! Đảng và nhà nước biết các anh chưa thấu triệt được những cái ưu việt của xã hội chủ nghĩa, nên không bắt lỗi gì đâu! Vì thế các anh mới phải học tập, chứ nếu các anh đã quán triệt rồi, đâu cần gi` nữa! Cứ đọc cho mọi người nghe đi, tôi bảo đảm, không làm phiền gì anh đâu !
Tướng Đức nhắc lại:
- “Tôi đã nói tôi viết thì chỉ có một mình tôi hiểu, một mình tôi đọc mà thôi! Tôi sợ đọc lên, mỗi người lại một ý kiến, phiền lắm! Thôi, cán bộ cho tôi miễn đi !
Tên Nham đang ở lúc cao hứng, đâu dễ gì buông tha:
- “Thôi, nếu anh không muốn đọc, cứ đưa đây cho tôi vậy ! Tôi sẽ xem qua và đọc lại cho mọi người nghe để cùng hiểu cho rõ!
Tướng Đức nói lần cuối:
- “Được, tôi đồng ý đưa cho cán bộ xem. Nhưng tôi nói trước, đây là ý kiến riêng của tôi đó nha! Người khác muốn đọc, ráng mà hiểu, ráng mà chịu, đừng có đổ thừa tui”
Một tên quản giáo vội vàng chạy lại nhận cuốn sổ tay của Tướng Đức, khúm núm đưa lên cho tên Nham. Tên này hớn hở tiếp lấy, sửa soạn đọc những lời vàng ngọc của y mà Tướng Đức đã ghi. Mọi người hồi hộp chờ đợi! Không biết Tướng Đức đã ghi những gì ở trong đó! Tên Nham vừa mới há miệng ra định đọc, thì mặt mày y đột nhiên tái xám lại! Miệng y mở ra mà không đóng lại được nữa, cứ há hốc ra, khoe những cái răng đen thui bám đầy khói thuốc lào! Tay y run lên, nước miếng từ trong miệng chẩy ra nhễu nhão! Mặt y đanh lại, cặp mắt quắc lên căm hờn! Y thở không ra hơi, nói không ra tiếng! Cả hội trường nín thở theo y ! Một lúc sau, tên Nham mới bật ra được vài tiếng lắp bắp:
- “Bắt ... Bắt ... lấy tên phản động này! Bắt ngay lập tức! Đánh ... Đờ ... Đờ ... Đánh cho nó chết rồi đem chôn! Nó ... Nó ... dám hỗn láo với cách mạng! Nó dám chửi đảng cộng sản! Bắt ... Bắt! Các đồng chí đâu? Bắt nó ngay lập tức cho tôi!”
Những tên vệ binh đứng gác chung quanh vội vàng chạy lại chỗ Tướng Đức, chĩa súng vào ông, lên đạn rốp rốp, làm như chúng bắn ông ngay lập tức.
Tướng Đức vẫn ngồi yên, bình tĩnh trả lời tên Nham:
- “Đánh chết rồi ... đem ra ... ăn thịt thì mới đáng nói! Chứ đánh chết rồi đem chôn thì có gì là lạ đâu! Tôi đã nói trước cho cán bộ rồi, tôi viết thì chỉ mình tôi đọc thôi, ai muốn đọc thi` nấy ráng chịu! Cán bộ cứ muốn đọc thì tôi đưa! Sao cán bộ còn bắt lỗi tôi làm chi?”
Tên Nham lại một lần nữa phùng mang trợn mắt, lắp bắp nói chẳng nên lời! Y ta cứ đứng đó, mặt mày tím bầm lại, mắt trợn trắng lên mà nhìn Tướng Đức, như muốn ăn tươi nuốt sống ông ta vậy.

Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, với tư cách là Trưởng Phòng tù cải tạo, vội vàng đứng lên xin cho Tướng Đức:
- “Xin cán bộ bỏ qua cho, không nên chấp nhất những ghi chú của anh Đức làm gì, anh bị .... MÁT đấy mà, trong trại ai cũng biết cả!”
Tên Nham gằn giọng hỏi lại:
- “Mát là cái gì?”
- “Mát tức là . . . điên, là khùng đó mà! Hồi xưa, anh Đức đã chứi cả Tổng Thống Thiệu, Phó Tồng Thống Kỳ nữa đó! Ông Thiệu cũng đã giận dữ đòi bỏ tù anh Đức. Nhưng khi biết anh ta bị khùng, nên lại tha! Xin cản bộ cứ hỏi tất cả anh em ở đây thì biết!”
Thế là cả trại nhao nhao lên, ai cũng nói:
- “Anh Đức ... Mát đấy mà, cán bộ chấp làm chi!”
Tên Nham thấy cả trại đồng lên tiếng, cho rằng Tướng Đức ... khùng, không lẽ y còn chấp nhất làm chi! Một người khùng, dù có chửi đảng cộng sản, cũng không có gì đáng nói. Nếu cho Tướng Đức là tỉnh, lời ông ta chửi sẽ bay đi khắp các trại tù khác, coǹ nguy hiểm gấp mấy! Suy tính một hồi, hắn ... dịu giọng:
- “Thôi, nếu các anh nói anh Đức này khùng điên, thì tôi cũng chẳng chấp nhất anh ấy làm gì! Các anh đem anh ta về trại, trị bệnh cho anh ta chóng khỏi, để mà học tập cho tốt!”
Rồi y chậm rãi xé nhó cuốn sổ tay của Tướng Đức đi.
Thế là buổi lễ kỷ niệm chiến thắng ĐBP của bọn VC bế mạc không kèn không trống!
Mấy ngày hôm sau, nhân một dịp đi làm lao động, vào lúc nghỉ trưa, anh em đã tụ họp chung quanh Tướng Đức để hỏi là, ông đã viết cái gì trong cuốn sổ tay, mà làm cho tên việt cộng tức giận tột cùng như vậy?
Tướng Đức chậm rãi trả lời: "Mấy em có nhớ cái thằng VC đó nó nói gì không? Nó nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng thần thánh”, goa (Qua) móc sổ ra ghi: “CON CẶC!” Rồi đóng sổ lại. Tới khi nó nói tiếp: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại của đảng Cộng Sản VN” goa lại móc sổ ra ghi: “CON CẶC!” Rồi lại xếp sổ lại. Rồi nó lại nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh nhào Đế Quốc Pháp”, goa lại móc sổ ra ghi: “CON CẶC!” Rồi lại đóng sổ lại. Nó muốn đọc, goa đã nói trước rồi, không nên đọc, goa chỉ viết cho goa đọc mà thôi. Nhưng nó cứ muốn đọc, thì ráng mà chịu, bắt lỗi goa đâu có được!”
Tất cả anh em có măt lúc đó đều cười nghiêng cười ngửa vì những ghi chú mà Tướng Đức đã ghi trong sổ tay của ông. Hèn chi khi tên Nham há miệng ra định đọc những giòng chữ này thì bị mắc quai. Hắn ta tức tối xám mày xám mặt lại mà không biết làm gì! Cả bọn đã cười như chưa bao giờ được cười, không cần biết lúc đó đang đứng ở đâu? Và có ai rình mò gì hay không? Ai cũng muốn nói ra, viết ra câu trả lời giống như Tướng Đức đã trả lời, nhưng đã không dám nói, không dám làm. Chỉ cỏ Tướng Đức mới dám nói, dám viết!
Một người trong bọn lại hỏi thêm:
- “Trung Tướng không sợ nó trả thù, nó ... giết Trung Tướng hay sao?”
Tướng Đức đã khẳng khái trả lời, không có vẻ mát chút nào hết: “SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN! Khi còn sống thì goa làm Tướng, có chết đi thi` goa cũng thành Thần, sợ chi cái tụi gủy (quỷ) này! Hồi còn cầm quân đánh VC, goa cứ đem quân đi gọm tụi nó lại một chỗ, rồi kêu pháo binh bắn tụi nó tan nát ra! Trận nào không gom được tụi nó, goa kéo lính về nghĩ khoẻ, chẳng chết người nào hết! Chỉ tiếc rằng hồi đó goa gom tụi nó hổng hết, để nay mới bị như dzầy! ”
Hào hùng thay lời nói của Tướng Dương Văn Đức! Trong chốn tù tội, có những ai dám viết ra những giòng chữ ngạo mạn, chửi bọn VC như Tướng Đức đã làm? Tính mạng đang ở trong tay bọn VC khát máu, đà có bao nhiêu người đã ngang nhiên trả lời bọn VC, như Tướng Đức đã trả lời bọn chúng? Tôi nghe xong câu chuyện, cho rằng Tướng Đức xứng đáng được duyệt xét và chấp nhận là ... “Đã phục vụ Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hoà” Tiếc rằng Tướng Đức đã không có dịp qua định cư tại với Vợ con. Bọn VC không dám giết Tướng Đức ở trại tù cải tạo, chúng đã thả ông ra và tìm cách giết ông một cách lén lút, rất là hèn hạ. Chúng đã cho người đi rình mò và đánh chết ông, dìm xác ông ở dưới cầu Hàng Xanh.

Nguyễn Khắp Nơi
Trích từ Cư an Tư Nguy

Dương Văn Đức (1925 – 2000) là một cựu Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông được biết đến với vai trò chỉ huy một cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ tướng Nguyễn Khánh vào ngày 14 tháng 9 năm 1964.
Thân thế binh nghiệp
Ông sinh năm 1925 tại Thủ Đức, Gia Định, từng tốt nghiệp Trung học Đệ nhị cấp chương trình phổ thông Pháp tại Sài Gòn. Tháng 7 năm 1946, ông theo học tại Trường Võ bị Liên quân Viễn Đông tại Đà Lạt. Bấy giờ, trường chỉ khai giảng một khóa duy nhất, với 16 sĩ quan tốt nghiệp năm 1947, trong đó có đến 10 người về sau trở thành những tướng lĩnh của Việt Nam Cộng hòa. Trong số này, có các sĩ quan trẻ như Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm và Lâm Văn Phát, người người về sau có những tác động quan trọng trong sự nghiệp của ông.
Sau khi tốt nghiệp ra trường với cấp bậc Chuẩn úy, ông được bổ về phục vụ trong Chi đội Nhảy dù thuộc Vệ binh Nam phần. Năm 1948, ông được thăng Thiếu úy, đến năm 1949, thăng Trung úy.
Tháng 5 năm 1950, ông được thăng Đại úy và được cử đi du học lớp căn bản sĩ quan bộ binh tại Trường Võ bị Saint Cyr ở Pháp đến tháng 7 năm 1951. Cuối năm 1951, ông được thăng Thiếu tá, chuyển ngạch sang Quân đội Quốc gia Việt Nam và được cử theo học lớp Chỉ huy Chiến thuật tại Hà Nội. Năm 1952, được cử đi du học lớp tham mưu tại Trường Tham mưu Paris Pháp, một năm sau về nước được thăng lên Trung tá.
Tướng trẻ thất thế
Năm 1955, ông được Thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Chiến dịch Tự do tiếp thu Cà Mau kiêm quyền Tỉnh trưởng Sóc Trăng kiêm Chỉ huy trưởng Bảo an Phân khu Sóc Trăng. Cùng năm ông được thăng cấp lên Đại tá Chỉ huy trưởng Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng, tấn công lực lượng quân sự của Hoà Hảo đang kiểm soát phần lớn miền Tây Nam Bộ.
Ngày 5 tháng 6 năm 1955, ông chỉ huy binh sĩ tiến chiếm Cái Vồn (Vĩnh Long), phá tan đại bản doanh của tướng Trần Văn Soái (Năm Lửa). Đến ngày 29 tháng 6 năm 1955, ông tiến quân vào núi Ba Chúc, tấn công lực lượng của tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt), tuy nhiên không giành được thắng lợi nhanh chóng. Cố vấn Ngô Đình Nhu sốt ruột và đề nghị Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Ngọc Thơ tìm chỉ huy khác thay thế. Ngày 29 tháng 12 năm 1955, Quốc trưởng Ngô Đình Diệm đã ra lệnh chấm dứt chiến dịch Đinh Tiên Hoàng do ông chỉ huy và cho Đại tá Dương Văn Minh lên thay. Để bù lại đầu năm 1956, Quốc trưởng phong ông lên Thiếu tướng. Khi đó ông mới 31 tuổi và là một sĩ quan mang hàm tướng với tuổi đời trẻ nhất trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Tướng Đức biểu lộ bất bình về chuyện chấm dứt công tác một cách đột ngột này. Do đó, ngày 10 tháng 6 năm 1956, ông được cử đi làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hàn Quốc. Tại đây ông quen và cưới vợ người Đức là nhân viên Tòa Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Hàn Quốc.
Do sự việc này, Tổng thống Diệm đã cách chức và triệu hồi ông về nước, sau đó đưa ông đi học khóa chỉ huy và tham mưu ở Mỹ. Khi về nước, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Thư ký Thường trực Bộ Quốc phòng thay tướng Dương Văn Minh, một chức vụ không có thực quyền.
Sau đó, ông đã có vấn đề cá nhân với Tổng thống Ngô Đình Diệm nên từ chức và sống lưu vong ở Pháp, trước khi trở về sau vụ bắt giữ và sát hại hai anh em Ngô Đình Diệm sau cuộc đảo chính năm 1963.
Đảo chính được mùa
Sau khi về nước, ông được Hội đồng Quân nhân Cách mạng chấp nhận cho tái ngũ với cấp bậc cũ là Thiếu tướng, nhận giữ chức Tham mưu phó Kế hoạch Bộ Tổng tham mưu, phụ tá cho tướng Lê Văn Kim. Tuy nhiên, đến tháng 1 năm 1964, ông tham gia âm mưu đảo chính bởi các tướng Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm và Đỗ Mậu. Sau khi cuộc chỉnh lý thành công, ông được thăng hàm Trung tướng và được cử làm Tư lệnh Quân đoàn IV.
Mặc dù vậy, ông tiếp tục tham dự một âm mưu nhằm lật đổ tướng Nguyễn Khánh do tướng Trần Thiện Khiêm cầm đầu. Tuy nhiên, tướng Nguyễn Khánh sớm phát hiện, ngay lập tức đẩy tướng Trần Thiện Khiêm đi làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Đài Loan và cách chức 2 tư lệnh Quân đoàn là Lâm Văn Phát (Quân đoàn III) và Dương Văn Đức (Quân đoàn IV).
Điều này khiến hai người tiến hành một cuộc đảo chính chống lại tướng Nguyễn Khánh. Ngày 13 tháng 9 năm 1964, Trung tướng Dương Văn Đức, Thiếu tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Huỳnh Văn Tồn từ Cần Thơ, chỉ huy Quân đoàn 4 về làm binh biến. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu trong vai trò tham mưu trưởng liên quân đã yêu cầu tướng Nguyễn Chánh Thi đem quân về dẹp tan cuộc binh biến này. Ban đầu quân đảo chính hầu như chiếm được đô thành Sài Gòn không phải giao chiến, nhưng đã để tướng Khánh trốn thoát được, và sau khi nhóm tướng trẻ nhận được xác nhận hậu thuẫn từ Hoa Kỳ, đã tăng áp lực buộc những kẻ âm mưu đảo chính phải bỏ cuộc.[1]
Ngày 15 tháng 9, tướng Nguyễn Khánh trở về Sài Gòn, tuyên bố cách chức và buộc giải ngũ tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát và một số sĩ quan cao cấp chỉ huy đảo chính. Tuy vậy, không ai trong số họ bị bắt giữ và vẫn được tự do. Tại phiên tòa quân sự sau đó, các cáo buộc đã bị hủy bỏ.
Nhưng trớ trêu thay, không lâu sau chính tướng Nguyễn Khánh bị các tướng trẻ buộc phải lưu vong và không bao giờ có thể trở về.
Say tỉnh – tỉnh say
Đảo chính thất bại, bị tước hết quyền lực, dù vẫn được tự do, nhưng ông bị cho là đã bị chấn thương tâm lý nghiêm trọng. Trong những năm sau đó, ông thường xuyên có những biểu hiện rối loạn tâm thần, có những hành vi hoặc phát biểu bôi nhọ các tướng Thiệu – Kỳ. Đầu năm 1966, ông lại bị bắt vì cho rằng đã có những hoạt động chống lại Nội các Chiến tranh của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ nhưng sau đó lại được tha với lý do bệnh tâm thần.
Những năm sau đó, tướng Đức sống trong hoàn cảnh túng thiếu, thường xuyên trong trạng thái say rượu, lang thang trên nhiều đường phố Sài Gòn, nhiều lần mắng chửi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở nơi công cộng. Mặc dù vậy, sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, ông vẫn bị chính quyền mới bắt giữ và đưa đi lưu đày trong 8 năm. Trong thời gian bị lưu đày, ông vẫn thường xuyên có những hành động cũng như phát ngôn bôi nhọ chính quyền mới. Vì vậy, mãi đến ngày 14 tháng 9 năm 1987 ông mới được trả tự do.

Ông mất năm 2000 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 75 tuổi

No comments:

Post a Comment