Đặc San HQ 21

Đặc San HQ 21
Nha Trang Ngày Về Kỳ 9

Sunday, April 28, 2024

Tháng 4 Đen

Việt Cộng Vơ Vét Của Cải Miền Nam Việt Nam Đem Ra Bắc

VUI GÌ KHÚC HÁT THÁNG TƯ

"Triệu người vui","triệu người buồn"*
nồi da xáo thịt ngọn nguồn từ đâu
còn nguyên vẹn đó nỗi đau
xin đừng khoét nữa hố sâu hận thù
Vui gì khúc hát tháng tư
sao em ca mãi lời ru cũ mèm
Trả lại ngày trả lại đêm
trả lại sông với êm đềm dòng trôi
Nước non một dải lâu rồi
tháng tư hát mãi lòng người chênh chao
* Ý lời nói của cố TT Võ Văn Kiệt
Lương Định -Sài Gòn 28/4/2022

THÁNG TƯ VỀ....
BUỒN LẮM MẸ ƠI
.

Tháng tư để lại buồn tang tóc
Cô hồn vất vưởng biển sầu đen
Ngàn năm sóng thức ru dâu bể
Biết đến khi nào thôi bấp bênh...
Biển Thái Bình Dương lòng mẹ chảy
Tìm dòng máu đỏ rứt từ tâm
Bao năm còn đó tim không ngủ
Đau giọt tình ru đợt sóng ngầm.
Ngóng tận phương trời xa mù xa
Đứa con trên biển hồn không nhà
Đứa con khập khểnh mua vinh nhục
Còn đứa ở nhà ngạo nghễ ca.
Bài ca tháng tư lòng mẹ nát
Chia làm trăm ngã đón tang thương
Sanh con mỗi đứa lòng đã khác
Trớ trêu tim mẹ chữ vô thường...
Tháng tư để lại màu tang trắng
Chôn cha xuống vực đã chìm sâu
Ầm vào khoảng lặng lời cay đắng
Dòng máu da vàng của tôi đâu....
KIM ÂN

Ngày này năm trước

Cũng ngày này , bốn mươi chín năm trước
Tái tê lòng, ta bỏ nước ra đi
Ta trắng tay, đem theo được những gì ?
Bộ quân phục, túi quân trang, nghi hoặc !!
Không thân nhân, trong lòng đầy thắc mắc
Đi đâu đây, rồi sẽ sống ra sao ?
Nếu ở lại, họ đối xử thế nào ?
Liệu có được, về thăm nhà lần cuối ?
Theo chiến hạm, hai máy full tiền tới
Là thủy thủ, một chuyến cuối hải hành
Dù sa cơ , vì biển mẹ hy sinh
Không buông súng đầu hàng quân giặc cướp!!
Ngày hôm nay, nhắc lại chuyện năm trước
Một kiếp người theo vận nước nổi trôi
Nhìn non sông dần mất vào tay người
Còn dân Việt, đang lùi vào tăm tối
Lối tại ai ? Ai là người có lỗi ?
Lũ tham quan giỏi đục khoét dân lành
Bọn tay sai, toàn một lũ kiêu binh
Hà hiếp dân nhưng lại hèn với giặc
Bốn chín năm, một lời khuyên chân thật
Hãy quay về với tổ quốc đồng bào
Cùng một mẹ, cùng chung giọt máu đào
Chỉ người Việt, mới thương dân nước Việt !
Bốn chín năm, đời tính ra có một
Quê hương mình, chỉ một mẹ không hai
Dù xa xôi, cách trở biển, sông dài
Vẫn mong ước, một ngày ta trở lại
Tháng 4, 2024
VoChieu







NỖI BUỒN THÁNG 4

Trách bao năm tháng bụi mờ
Ngăn sông cách núi đôi bờ đại dương
Đất trời một cõi tha phương
Cuốn theo mây gió nhớ thương muôn trùng
Trách sao năm cũ hãi hùng
Tháng tư ngày ấy khốn cùng ra đi
Dẫu rằng đôi ngã chia ly
Nhất sinh thập tử sá chi tôi đày
Trách chi biển rộng sông đầy
Đại dương to lớn thân gầy tha phương
Lênh đênh sóng nước buồn vương
Tìm miền đất hứa quê hương rã rời
Trách nơi chốn cũ xa vời
Tình ơi xa xứ không lời chia tay
Hành trình làm kiếp đó đây
Tự do khao khát đắng cay nỗi lòng…

Ktd

Tuesday, May 23, 2023

Thơ Vô Chiêu


Ngồi tính sổ đời, tính chẳng ra !
Tính tới, tính lui, cũng vậy mà
Giờ tri thiên mệnh nên ngồi đợi
Đợi chuyến đi cuối ..,chuyến thật xa !

Tính sổ đời

Bốn tám năm từ ngày ta bỏ nước
Theo thời cuộc phải cất bước ra đi
Nửa thế kỷ, nhắc lại làm được gì ?
Dở sổ đời, bấm ngón tay nhẩm tính
Năm bảy lăm vẫn còn mang chất lính
Mộng hải hồ chứa đày ắp trong tim
Ta vùng vẫy, ta cất bước đi tìm
Trong vô vọng, cuối đường hầm loé sáng
Trại tỵ nạn, kéo dài bao năm tháng
Về Durant một buổi sáng đầu thu
Ok ơi, ta nhớ mãi tên người
Texoma, biết bao là kỷ niệm (1)
Bốn năm trôi với muôn ngàn câu chuyện
Chuyện học hành, câu cá đến yêu thương
Chuyện tương lai, định hướng lúc ra trường
Còn bao chuyện, bốn năm dài đáng nhớ
Bước xuống đời, cầm mảnh bằng bỡ ngỡ
Rộng vòng tay, ai sẽ mở cho ta ?
Mang tâm sự của một kẻ xa nhà
Đầy mộng ước nhưng mà sao dám với!!
Việc gì tới thì trước sau cũng tới
Có việc làm, rồi lấy vợ sinh con
Cũng đôi lúc, nhớ đến chuyện nước non
Nhưng cơm áo, gạo tiền, thôi xếp lại !!
Nửa thế kỷ, kéo dài nơi hải ngoại
Thành công rồi thất bại cũng nhiều lần
Nay nhìn đời như một áng phù vân
Bay đi nhé, những ước mơ ngày cũ
Tháng tư 2023
VoChieu
1. Trường SOSU ở Durant. tểu bang Oklahoma bên bờ hồ Texoma , năm 75 đã bảo trợ hơn trăm sinh viên Việt Nam đến học. Một số cựu quân nhân nhân dịp này cũng ghi tên “học đại”, trong đó có tui !!


Saigon xưa




Ta sẽ về thăm Sài Gòn xưa
Bước trên đường cũ nắng lụa mờ
Để nghe trong gió mủi hương sứ
Để hồn phiêu lãng tuổi xa mơ
Ta sẽ về thăm Sài Gòn xưa
Có thể mùa nắng hoặc mùa mưa
Saigon còn mãi trong nỗi nhớ
Sáng nắng, chiều mưa, tối..đèn mờ !
Ta sẽ về thăm Sài Gòn xưa
Uống ly đen đá, ngọt đắng vừa!
Đốt thời gian chậm qua khói thuốc
Và hỏi nhau rằng, nhớ hay chưa ?
Ta sẽ về thăm Sài Gòn ơi
Về để hỏi thăm, chỉ một lời
Những con đường cũ thay tên ấy
Hỏi còn có nhớ ….đã một thời !
Đêm nay bỗng nhớ Saigon
Hỏi thăm em nhé, nắng còn hay mưa ?
Hỏi con đường lá me xưa
Có còn giao bóng lúc vừa mới quen
Saigon giờ đã thay tên
Nhưng sao ta vẫn chưa quên hở trời !l
Saigon xưa tuổi rong chơi
Saigon xưa có một thời…vào yêu !!
2/2024
VoChieu


All reaction


Buồn làm sao

Trầm ngâm ôm nhánh cây già
Mặt buồn rười rượị như là …chó hoang !
Còn vài hôm nữa xuân sang
Quê người chỉ thầy võ vàng mùa Đông !
Mai đào, bánh trái cũng không
Nhớ về quê mẹ trong lòng xót xa
Phải chăng mình cũng đã già ?
Chuyện xưa thì nhớ, chuyện qua …quên rồi !!
Hôm trước người có hỏi tôi
Sao toàn thấy nhắc chuyện thời xa xưa ?
Người ơi ngày tháng bây giờ
Chạy theo cái máy còn mơ chỗ nào ?
Buồn làm sao !!
1/17//2020
VoChieu
– Cảm tác từ tấm hình do Thày Dũng post lên Diễn Đàn, lúc đầu tính làm thơ vui, ai dè nhìn ra ngoài trời thầy cảnh mùa đông ảm đạm quá nên ….buồn làm sao !
Xin lỗi nếu bạn đã bị
Nỗi buồn virus lây qua !
Nếu thế, bạn cũng nhớ nhà như tôi !


Mười năm …

Anh về kết lá đề thơ
Hỏi thăm ai đó còn chờ nhau chăng ?
Anh đi thấm thoát mười năm
Mà câu tái hơp vẫn nằm trên môi !!
Mười năm thành chú cuội rồi ?!
Mười năm cách trở !? Như lời xưa chăng ?
Ngoài kia đơn lẻ ánh trăng
Phải trăng vàng võ mười năm đợi chờ ?!
Mười năm tròn một vần thơ
Hay là cột mốc tính giờ mà thôi ?!
Mười năm, đã quá xa rồi
Mười năm đánh dấu ngày tôi lên đường!!!
Mười năm rời bỏ quê hương
Ra đi còn chút vấn vương trong lòng
Mười năm còn nhớ hay không?
Noel lạnh lẽo mùa đông năm nào …
Tháng 5 hăm ba
VoChieu
Món quà cuối
Anh hăm bốn, em cũng vừa mười bốn
Biết chi đâu, chỉ nhìn trộm cúi đầu !!
Anh đưa quà, bẹo má, xinh gì đâu !!’
Anh nào biết, thế là em trốn kỹ
Miệng mỉm cười, má đỏ au, tỉ mỷ
Nhặt cành hoa, đếm cánh, tập. ..bói yêu
Yêu, không yêu, rồi lại yêu, hết buổi chiều!!
Anh nào biết, trong lòng cô bé đã ..,
Bốn năm trôi, cô bé đà trổ mã !!
Anh ngẫn người, cứ tưởng mắt mình hoa !
Đã dơ tay, nhưng dừng kịp cười xoà
Em đã lớn !! quà này anh giữ lại
Em phụng phịu, anh không được bị tại !!
Vẫn là em, mười bốn tuổi năm nào
Vẫn muốn quà, bẹo má lúc anh trao !!
Với riêng anh, vẫn muốn là cô bé
Nhưng lời này, nói ra đâu có thể
Và em buồn, em khóc suốt buổi chiều …
Anh đâu biết rằng cô bé đã yêu !
Yêu đơn phương nhưng mà yêu tha thiết
Rôi sau đó anh ra đi biền biệt
Bốn mươi năm tợ nước biếc qua cầu
Tình cờ gặp, em vẫn hỏi …quà đâu ?
Em vẫn thế , vẫn em mười bốn tuổi !!!
Tay cầm tay, nhìn nhau buồn buồn tủi
Nói gì đây, món quà cuối trong đời
Dơ tay đón mà lòng vẫn chơi vơi
Nhận, không nhận, biết làm sao cho đúng ?
4/2023
VoChieu

Thanh nga ơi, vĩnh biệt

Thanh Nga ơi, cả đồi em vất vả
Nay ra đi, thanh thản nhé nha em
Khép lại rồi những trăn trở ưu phiền
Những đớn đau vì ung thư giày xéo
Thanh Nga ơi, dường như anh còn thiếu
Một lần về cùng đi kiếm tuổi thơ
Ngôi trường nhỏ, chất chứa vạn ước mơ !
Với Sáu Hồ, cùng nhau “nhậu” sinh tố !
Nhớ ngày xưa, chọc anh, kêu bằng chú !
Vì bạn anh là vai chú của em
Làm thằng bé, đôi lúc tức muốn điên
Giờ nhớ lại , thấy mình sao khờ quá !
Thanh Nga ơi, tiễn em sao là lạ !!
Nhận tin buồn, nhưng lại thấy vui vui !
Vì từ đây, đau đớn tránh em rồi
Chấp đôi cánh, nhẹ nhàng bay tha thướt
Thanh Nga ơi, xin mời em. cất bước
Sẽ có ngày, không hẹn trước, gặp nhau !
Vòng sinh tử rồi cũng phải qua cầu
Thì thôi nhé, em lên đường vui vẻ !
Thanh Nga ơi, vĩnh biệt em, em nhé!
Tiễn đưa em, khoé mắt đã dâng trào
Cố ngăn giòng lệ chảy sắp lên cao
Biến cảm xúc thành câu thơ ly biệt
Thanh Nga ơi, tuổi thơ ơi, bất diệt !
Thủ Đức ơi, lại mất một người thân
Kỷ niệm ơi, xin trở lại một lần
Để nghe được, tiếng “chú ơi” …ngọt lịm !
Thanh Nga ơi, lần cuối xin giã biệt
Vĩnh biệt em, người bạn nhỏ thán thương
Vĩnh biệt em, người em gái cùng trường
Vĩnh biệt em, vĩnh biệt em lần cuối !!
5/28/22
VoChieu

Sunday, August 7, 2022

Hoa Lan

Kỹ Thuật Chăm Sóc Lan


Cũng như mọi loài cây cỏ khác, bất cứ một giống lan nào cũng cần trải qua những giai đoạn cần thiết để trưởng thành và ra hoa. Hiểu biết, tôn trọng những giai đoạn này cây lan sẽ cho chúng ta những bông hoa đẹp.
Mọc mầm
Thông thường vào mùa Xuân, đa số cây lan đều bắt đầu nhú mầm. Tuỳ theo loài, theo giống, các mầm non này có thể mọc sau khi hoa vừa tàn như những loài Cymbidium, Dendrobium, Cattleya v.v… Lúc này việc tưới nước bón phân chưa cần thiết, vì mầm cây còn do cây mẹ nuôi dưỡng, chỉ cần giữ cho cây khỏi bị lạnh lẽo và úng nước. Hãy để cây ở chỗ ấm áp, có một chút nắng sớm, độ ẩm vừa phải 40-50%, không có gió mạnh và coi chừng ốc sên có vỏ hay không và rệp.
Khi cây non mọc rễ chừng 3-4 phân, bắt đầu tưới nước chút đỉnh. Vào lúc này có thể thay chậu, chia cành, cắt nhánh. Không nên tưới nước quá nhiều, nhất là đừng tưới vào ngọn cây non, nếu đọng nước sẽ bị thối ngọn. Nên nhớ rằng nếu thiếu nước rễ sẽ mọc dài đi tìm nước, nếu có sẵn nước, rễ sẽ không chịu mọc ra. Nhiều cây lan ra cây con rất chậm, nhưng nếu quá chậm thí dụ như Cymbidium, hay các cây lan ra hoa vào mùa Xuân, nếu cây con mọc vào tháng 6-7 khó lòng có hoa trong mùa Xuân tới.
Trưởng thành
Giai đoạn này thường vào cuối Xuân và suốt mùa Hạ, tức là khi mầm non đã cao khoảng 10-15 phân và rễ đã dài trên 5 phân. Lúc này lan cần nóng, nắng, ẩm, nước và phân.
• Nhiệt độ tối thiểu khoảng 60-65°F (15-26°C) cho ban đêm và không quá 85°F (27°C) cho ban ngày.
• Ánh nắng vừa phải không quá gắt gao.
• Ẩm độ 50-70 %
Tưới nước mỗi tuần 1-2 lần tuỳ theo nhiệt độ lên cao hay xuống thấp. Nắng to và nóng nực trên 85°F hay 27°C tưới 2-3 lần một tuần, còn thấp hơn, nên tưới mỗi tuần một lần là đủ. Nên nhớ: lan cần ẩm nhưng không thích bị ướt rễ liên miên.
Khi cây đã mọc mạnh, trời lại nóng nực nên tưới cho thật đẫm, không nên tưới mỗi ngày một chút, tưới như vậy rễ cây sẽ bị đọng muối có sẵn trong nước và phân bón làm chết rễ. Nếu nhiệt độ trên 90°F (32°C) cần tưới hàng ngày hoặc cách một ngày.
Những giống có rễ phụ mọc ra ngoài như Vanda, Aerides cần tưới cho đến khi rễ đổi thành mầu xanh có đốm trắng.
• Các loài như: Cymbidium, Miltonia,Odontoglossum, Paphiopedilum, Phalaenopsis, Miltonia, Stanhopea cần luôn luôn ẩm rễ nhưng không phải lúc nào cũng sũng nước.
• Các loài như: Brassia, Cattleya, Dendrobium và Oncidium cần để khô rồi mới tưới nhưng đừng để quá khô.
• Các loài như: Ascocenda, Vanda cần phải tưới hàng ngày hoặc mỗi ngày vài lần, nhưng cũng nên để khô rễ mới tưới. Thay vì tưới nước liên miên, nên tăng độ ẩm lên trên 60% bằng cách tưới đẫm dưới đất, hoặc phun sương, nhưng đừng phun trên cây lá mà phun ở dưới đất cho hơi ẩm bốc lên. Nên tưới vào khi mặt trời đã lặn, tránh tưới từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tưới vào lúc này nước sẽ bị mặt trời hâm nóng có hại cho cây.
Bón phân, giai đoạn này lan cần phân bón nhưng nên bón với liều lượng rất nhẹ chỉ cần 1/4 hay 1/2 một thìa cà phê gạt cho 4 lít nước. Nên dùng phân có chỉ số của nhóm đầu cao hơn các nhóm sau như 30-10-10 chẳng hạn, để giúp cho cây mọc mạnh, nếu có ít cây có thể dùng 20-20-20 cũng được. Chỉ số càng cao phân bón càng mạnh, thí dụ 30-10-10 mạnh hơn 7-1-1 gấp 4 lần.
Nên nhớ câu: Weekly and Weekly tức là thật loãng và bón hàng tuần, ngoại trừ các loài như Vanda, Mokara v.v… Bón ít phân, cây không chết, nhưng nếu bón nhiều cây sẽ không ra hoa và sẽ chết.

Ngủ nghỉ
Khi cây không còn tăng trưởng, đây là giai đoạn ngủ nghỉ, lan chuẩn bị ra hoa. Nếu bị sáo trộn lan sẽ không ra hoa. Thời gian này có thể là vài ba tháng, và thường vào Thu-Đông, bắt đầu bằng những cơn gió lạnh. Ban đêm nhiệt độ dần dần hạ xuống dưới 60°F, rồi 50°F hay thấp hơn nữa. Vài loài lan bắt đầu rụng lá, như phần đông giống Dendrobium, những cây xanh lá quanh năm như Aerides (Giáng hương), Rhynchostylis (Ngọc điểm) cũng không còn ra thêm lá, mọc thêm rễ.
Cây không tăng trưởng, không mọc rễ cho nên không cần nhiều nước như mùa hè. Nắng dịu đi, nhiệt độ ban ngày cũng hạ xuống cho nên không cần loại phân bón giúp cho cây lá tăng trưởng nữa như 30-10-10 mà cần đổi sang loại giúp cho hoa như 10-30-20 hay mạnh hơn như 10-50-30. Nhiều người lạm dụng loại phân này cho nên sau mùa hoa, cây sẽ bị còi cọc và chết dần. Tóm lai vào giai đoạn này, thường vào tháng 9 dương lịch chúng ta nên đổi phân bón, tưới nước thưa đi mỗi tuần một lần. Vào mùa Đông sẽ tưới 2 tuần hoặc 1 tháng một lần và không bón phân.
Mùa Đông khi nhiệt độ ban đêm xuống dưới 50°F (10°C) tránh cho cây bị ướt để khỏi bị thối rễ và có đốm trên lá. Lúc này chỉ tưới mỗi tháng một lần và tưới vào ban ngày khi nhiệt độ trên 60°F (16°C). Nếu giai đoạn này vẫn tưới nước và bón phân có chỉ số Nitrogene cao như 30-10-10 cây lan sẽ khó lòng ra hoa, các giống Dendrobium sẽ ra cây con (keiki) thay vì ra hoa.
Thời gian này thay vì tưới nước nên phun sương để giữ hơi ẩm khoảng 40% cho cây khỏi bị teo tóp lại.
Ngoài trừ một số ít, cuối mùa Đông là thời kỳ lan chuẩn bị ra nụ. Khi đó cây lan cần giữ cho độ ẩm đừng xuống quá thấp và đừng để rễ lan bị ướt. Các cây lan như Den. anosmum (Dã hạc), Den. nobile hay những cây có thân rũ nên treo dốc ngược.
Ra hoa
Vào mùa Xuân, khi cơn gió lạnh ngừng thổi, nắng Xuân mang theo hơi ấm, đa số cây lan bắt đầu nhú nụ trên thân cây già đã rụng lá hay từ năm trước. Lúc này cần phải đề phòng sự thay đổi bất chợt thái quá về nhiệt độ, ánh nắng và ẩm độ nhất là những khi có cơn gió Lào (VN) hay gió Santa Ana (California) đổ về làm cho thui hoa, chột nụ.
Những loài lan ra hoa cùng một lúc với cây non như Catassetum, Chysis, Cuitlauzina hay Coelogyne v.v… cũng chỉ nên tưới nước rất ít, khoảng mỗi tuần một lần mà không cần phân bón. Các cuộc nghiên cứu của trường Đại học: Iowa state University và Colorado State University, đều đồng ý như vậy.
Một số lan như: Cymbidium, Paphiopedilum và một số Dendrobium ban đêm cần phải lạnh dưới 50°F (10°C) mới ra hoa. Mặt khác nên nhớ lan nở theo mùa, ngoại trừ những cây đã được lai giống có thể nở khác mùa. Có những cây Cattleya ra bẹ hoa hay lưỡi mèo từ mùa Xuân, như Cattleya bowringiana nhưng mãi tới Thu mới nở hoa. Trái lại cây Cattleya skinerii cùng ra bẹ hoa một lượt và nở hoa ngay. Tuy nhiên lan có thể nở sớm hơn nếu nhiệt độ lên cao, hoăc chậm hơn nếu nhiệt độ xuống thấp.

Lan Hồ Điệp
Hoa tàn
Thông thường hoa sẽ tàn trong 2-3 tuần lễ, nhưng các loại: Cymbidium, Phalaenopsis có thể tới 2-3 tháng. Nhưng chúng ta không nên giữ hoa và để trong nhà quá lâu mà nên cắt bỏ hoa trước khi bắt đầu tàn. Như vậy cây sẽ cho thêm dò hoa mới như Phalaenopsis, Vanda v.v… hoặc cho nhiều cây con và cây non cũng khỏe mạnh hơn.
Giai đoạn này nên tưới rất ít, rất thưa gần như không tưới và không bón phân cho tới khi ra mầm mới tưới trở lại.
Nên nhớ trong giai đoạn này nếu để quá khô lan sẽ còi cọc, nhưng nếu tưới quá thường xuyên lan sẽ chết.
Trên đây là những điều căn bản, mong rằng các bạn sẽ lưu ý và thành công mỹ mãn.
——————————-
CHẾT MẦM VÀ HƯ RỄ
Một số người trồng lan thắc mắc:
- Vì sao các mầm lan đang lên tốt, đột nhiên thối đen ?
- Vì sao chậu lan đang tươi tốt, ra hoa, sau đó nhanh chóng chết cả cụm rễ, thối gốc ?
Có nhiều nguyên nhân gây chết mầm, hư rễ thối gốc. Qua việc xem xét vài vườn lan có hiện tượng trên, tôi thấy có vài nguyên nhân cơ bản.
Đa số phong lan là loài tự dưỡng. Nhiều loài có cơ chế hô hấp từ lá, thân và rễ. Vì vậy, các bộ phận cây phải luôn luôn được thoáng, kể cả bộ rễ, cần tiếp xúc với oxy và một mức độ ánh sáng. Nếu bộ rễ thường xuyên bị ẩn nén trong chất trồng đặc kín thì có thể dẫn đến các trình trạng sau đây:
- Không được tiếp xúc với oxy, làm hạn chế các biến dưỡng ở bộ rễ, dẫn đến giảm thế năng hút nước, các chất dinh dưỡng và khoáng;
- Lớp nước liên tục ứ đọng trong chất trồng, cùng với lớp mùn rã, phân bón lên ***, làm cho pH giảm (độ chua tăng cao). Bản thân bộ rễ bị giảm liên tục trong môi trường kỵ khí cũng sinh ***, càng thêm tác động gây hại.
Do rễ không hấp thu được oxy, hạn chế việc hút các chất dinh dưỡng và khoáng, nên không tạo đủ năng lượng, làm giảm hoặc mất chức năng biến dưỡng, độ axit của tế bào chất tăng lên, làm chết tế bào, đặc biệt nhanh là các tế bào rễ và mầm cây.
Nguyên nhân đi cùng là việc bón phân không đúng cách. Cùng với chất trồng dày đặc, việc bón quá nhiều phân, phân không sạch cũng góp phần làm chết rễ và mầm cây.
Trong một số sách hướng dẫn trồng lan, có nói đến việc dùng nước xả rửa cây lan sau vài tiếng đồng hồ tưới phân. Đây là việc nên làm nhất là với một số loại phân NPK + chất khoáng. Loại phân này lúc mới các chất dễ hòa tan, để quá lâu có thể có vài chất hóa cặn. Nếu tưới phân có cặn mà không rửa, khi nước trong dung dịch phân bay hơi, để lại lớp cặn phủ kín khí khổng và lớp cutin trên lá, các kẽ hỡ của mầm non, làm cây giảm hoặc suy yếu, mầm dễ chết.
Nước tiểu, phân động vật, xác bã động vật ngâm ủ đúng cách (kỵ khí – vô trùng) là loại phân cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây lan. Nó cũng dễ gây hại nếu ngâm, ủ không đúng cách; lọc, khử trùng không kỹ. Nhưng dù có hoai sạch thì nó cũng là loại phân dễ tạo nên môi trường thuận lợi cho các loài vi sinh vật có hại, dễ gây nhiều loại bệnh cho cây. Loại phân này xử lý không kỹ, khi vào trong chất trồng dày đặc, cùng với việc tạo nên lớp cặn bao kín bộ rễ, nó còn góp phần tăng nhanh độ chua.
Chất trồng có độ chua cao liên quan đến sự hòa tan của CO2. Khi CO2 thừa trong dung dịch, nó ảnh hưởng đến sự hút các Cation Mg + +, Ca + +, Fe++… Ngược lại, các nguyên tố Al, Mn… có chứa trong chất trồng lại bị hấp thu nhiều, gây độc hại cho cây.
Dùng các loại phân nói trên, sau khi tưới vài tiếng đồng hồ, phải rửa cho trôi sạch, nhưng với chất trồng dày đặc thì việc rửa phân là rất khó.
Để ngăn ngừa sự thối rễ, hư mầm, cùng với việc tưới nước đúng cách, dùng phân hợp lý, tạo độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp … trước hết, chất trồng phải sạch, thoáng. Tránh để bộ rễ vùi kín trong môi trường thiếu oxy và ngâm nước quá lâu; tránh để các loại cặn, rêu bao kín rễ.
Trên đây chỉ là một phần trong số nhiều nguyên nhân gây hư rễ, chết mầm, thối gốc… Chỉ cần một tổn thương nhỏ ở rễ, mầm cây, thân, lá vào đúng lúc môi trường bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, thì rất dễ trở thành bệnh cho cả cây lan. Không thể coi thường các động vật như kiến, gián, chuột…, ngoài việc gặm tổn thương rễ và mầm lan, chúng còn là tác nhân vận chuyển vi sinh vật gây bệnh. Động vật lớn như rắn mối, cắc kè tuy bắt sâu bọ, nhưng chúng chạy nhảy có thể làm tổn thương cây lan. Có trường hợp chất thải đặc của rắn mối làm hư rễ và mầm lan.
——————————-
CHĂM SÓC HOA LAN SAU KHI Mua về chơi —> Tàn hoa, cắt hoa
Cây hoa lan sau khi tàn hoa cần có chế độ chăm sóc đặc biệt:
- Sau khi trổ hoa cây hoa lan mất rất nhiều sức lực, việc chăm sóc và dinh dưỡng đúng mức sẽ giúp cây lan mau hồi phục sức khoẻ, tiếp tục tăng trưởng tạo điều kiện cho lần ra hoa sau thêm tốt đẹp.
- Sau khi trổ hoa điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm là làm sao cho cây lan nhanh chóng tăng trưởng trở lại, dấu hiệu đầu tiên dễ quan sát nhất là sự phát triển rễ mới, làm sao cho cây lan ra rễ mới càng nhanh là tiền đề cần quan tâm, rễ mới càng nhiều tạo điều kiện cho sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng dễ dàng, đưa cây lan mau chóng trở về trạng thái phục hồi tăng trưởng.
- Sau khi trổ hoa chúng ta nên đưa cây lan vào một chỗ thoáng mát, có nắng sáng, tốt nhất là có ánh sáng tới 9 giờ mà thôi(sau đó nên qua lưới che hay mái che)
+sau đó quan sát cây lan nếu thấy chậu quá ẩm ướt thì phải để chậu khô ráo hẳn từ một đến hai ngày mới tưới nước lại, điều này đặc biệt quan trọng với những cây lan mới mua về hay được cho tặng. Nên nhớ sau đó chỉ tưới nước không được pha thêm phân vào nước tưới, chỉ tưới phân khi có dấu hệu tăng trưởng trở lại (ra rễ bám vào chậu).
- Để cây lan nhanh chóng ra rễ mới lần tưới nước đầu tiên nên pha thêm B1 thái có chứa kích thích tố NAA, ANA…(NỒNG ĐỘ 0, 5cc/1lít nước) hoặc atonik cũng được, sau đó tùy điều kiện nơi mình trồng lan mà tưới nước lại sao cho đảm bảo đủ nước mà không gây úng nước làm hư rễ (chờ khô chậu hãy tưới lại, thời gian khô chậu tùy chỗ nuôi trồng cụ thể).
- Thông thường ở miền nam, mùa nắng tưới nước từ một đến hai lần vào buổi sáng sớm và chiều mát, tưới phun sương qua lại vài lần cho vừa thấm nước hoặc cũng có thể tưới đẫm như mưa rào sao cho thấm nước toàn bộ chậu lan, chỉ tưới lại khi khô đáy chậu và rễ khô trắng bề mặt (có thời gian khô chậu giúp cho rễ phát triển rất nhanh, điều này đặc biệt quan trọng với cattleya và dendrobium, với hồ điệp không có giả hành dự trữ nước thì thời gian khô chậu không cần quá lâu, với hồ điệp có thể tưới nước hai ba lần/ngày thậm chí có thể hơn nếu thời gian khô chậu quá nhanh, do hồ điệp trồng lại ít bị sốc hơn cattleya và dendrobium.
- Mùa mưa ở miền nam thì sau khi tưới lan ta phải quan sát khi nào khô chậu mới tưới lại, thời gian này tùy thuộc vào nơi bạn trồng lan, có chỗ hai ba ngày có khi cả tuần, mười ngày thậm chí cả tháng mới khô chậu.
– Tùy theo thời gian khô chậu lúc nào ta tưới lại lúc đó, riêng với những cây lan trồng trên cao, thời gian khô chậu có khi rất nhanh, thì thời gian tưới lại gần hơn, các bạn phải nhớ rằng cung cấp nước mỗi ngày bất kể khô chậu hay chưa là cách giết cây lan chúng ta nhanh nhất.
Lý do :là cây lan do dư nước sẽ không ra rễ mới được, độ ẩm trong chậu ngày càng tăng cao, nước dư làm úng rễ, chết rễ, lan úng thối là chết lan.
- Trung bình cứ ba lần tưới nước thêm một lần nước tưới có B1 thái cho đến khi ra rễ mới, thì lúc đó chỉ cần thêm một lần tưới nước có pha B1 là đủ, sau đó cứ một tháng một lần mới cần pha thêm B1 vào nước tưới, tuy nhiên các bạn phải nhớ thêm nếu thấy cây lan phát triển quá mềm yếu thì có thể tạm ngưng thuốc kích thích tăng trưởng, nếu rễ đã bám chậu có thể dùng N, P, K nồng độ P, K cao hơn 20-20-20 hay 15-30-15 hay 6-30-30 tưới tăng cường cho cây cứng cáp lại khi cây ra rễ mới bám vào chậu là ta có thể yên tâm tưới phân bình thường như những cây lan khác, có thể tưới 3-4 lần 30-10-10 thì một lần 15-30-15 hay 20-20-20 sau đó thêm một lần phân hữu cơ (phân hữu cơ chỉ nên tưới gốc)
- Chú ý việc tưới loại phân nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, cơ bản là cây non xanh, phát triển mềm yếu, lá dài bản mỏng thì có thể dư đạm hay dư thuốc kích thích tăng trưởng, thì tăng lượng phân có P, K cao còn cây xanh đậm quá cứng là có thể dư lân hay kali thì phải tăng số lần tưới 30-10-10 lên.
- Chú ý đối với cây lan sau khi ra hoa mà cây còn quá nhỏ, ta có thể tưới 30-10-10 nhiều lần hơn cho cây nhanh ra lá, mau phục hồi tăng trưởng.
- Nếu không thích tưới phân nhiều lần có thể mua phân tan chậm nồng độ thấp cho vào chậu, tiếp theo tùy tình hình bổ sung thêm phân cho lan
- đối với những cây hồ điệp quá bé chỉ có ba bốn lá nhưng khá nhiều hoa(hơn 10 hoa) khả năng là bị kích hoa dữ dội từ nhà vườn, nếu muốn chơi tiếp, trồng lâu dài các bạn chỉ nên ngắm hoa vài ngày rồi bỏ hoa đi, nếu để tới tàn thì khó lòng nuôi sống tiếp vì cây coi như hết nhựa sống, có sống cũng èo uột khó nuôi.

Saturday, August 6, 2022

Việt Nam Air Line Trước 75

Người Sài Gòn Xưa Đi Máy Bay Như Thế Nào?




Phóng viên ảnh nổi tiếng người Mỹ Bill Eppridge đã ghi lại những bức ảnh đặc sắc trong một chuyến bay dân sự ở sân bay Tân Sơn Nhất ngày 14/7/1965.
Trước 1975, Tân Sơn Nhứt có nhiều chuyến bay nhất Đông Nam Á, đất để mở rộng sân bay đến 3.600 ha, gấp 3 lần sân bay Changi của Singapore.




Bảng chỉ dẫn hướng vào phi trường Tân Sơn Nhứt.


Các con đường dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất được kiểm soát an ninh nghiêm ngặt.


Xe buýt của sân bay đón khách.

Bên trong ga hành khách sân bay Tân Sơn Nhất.

Tại quầy làm thủ tục.

Hành khách bước vào khu phòng chờ sau khi làm xong thủ tục.

Hành khách chờ lên máy bay.

Nữ tiếp viên dẫn khách ra máy bay.

Một hành khách đặc biệt: "Đồng chí" Thích Nhất Hạnh (người quàng khăn tối màu).

Hành khách phải đi bộ một quãng đường khá dài để lên máy bay.

Người khuyết tật cũng không phải là ngoại lệ.

Hành khách mới hạ cánh xuống sân bay đi bộ vào nhà ga.

Toàn cảnh sân bay Tân Sơn Nhất năm 1966. Ảnh: Life

Ngoài phục vụ dân sự thì sân bay còn là căn cứ của không quân Việt Nam Cộng hòa và Mỹ.

VietJet Airlines ngày nay



Saturday, July 9, 2022

Dinh Độc Lập



Hơn 50 năm trước, có một tân sinh viên nghèo đi từ Huế vào Đà Lạt. Anh học trò nghèo tay trắng, xách vali vào Đà Lạt để theo học tại Trường cao đẳng Kiến trúc. Người đầu tiên anh gặp là một nữ sinh cấp hai: “Cô ơi cho tui hỏi đường tới nhà trọ này”. Nghe chỉ đường xong, anh đi và ngoái lại hỏi thêm một câu: “Gạo một ký bao nhiêu?”, cô gái giơ hai ngón tay: “Hai đồng”.Sau đó, vì học giỏi, anh được giới thiệu dạy kèm cho các gia đình ở trung tâm thành phố. Cậu sinh viên trở thành gia sư cho cô gái và các em của cô, rồi trở nên thân thiết với gia đình. Nhiều năm sau, họ thành vợ chồng.
Đó là câu chuyện của cha mẹ tôi. Sau này, hai ông bà giao hẹn là mỗi khi giận nhau, không quan trọng là lỗi của ai, chỉ cần một người giơ hai ngón tay lên thì xí xóa làm hòa, không giận nữa.
Cha tôi, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, sau này có lần nói, ông thành công ở xứ người, vì luôn tự nhủ phải ráng học thật giỏi để xứng đáng với tình cảm của mẹ tôi. Một trong những điều tự hào nhất mà cha tôi đã làm cho mẹ, là đánh điện tín báo tin mừng cho mẹ biết đầu tiên ngay sau khi thắng giải Khôi nguyên La Mã, và sau khi tin đó lan truyền ra toàn Đà Lạt và cả nước, nhiều lãnh đạo và những người thân quen tấp nập đến chúc mừng ông bà ngoại và mẹ tôi. Sau khi du học Pháp về, một trong những nơi đầu tiên ông quay lại để giúp xây dựng chính là Đà Lạt. Ông thường nói với tôi, Đà Lạt là một trong những nơi rất khó làm quy hoạch, vì giá trị cốt lõi của thành phố không phải công trình, mà là thiên nhiên.
Sau này, cha mẹ tôi về Saigon sống và làm việc, dù lên phố núi nhiều lần lúc còn bé, nhưng mãi tới khi học cấp hai, tôi mới thực sự "phải lòng" Đà Lạt. Đó là một buổi sáng, thức dậy, mở cửa sổ, tôi thấy xung quanh chỗ nào cũng mờ ảo sương mù. Tôi cảm giác mình bỗng chốc rơi vào xứ thần tiên nào đó. Những tháng ngày niên thiếu ấy đối với tôi, sương mù trở thành người nghệ sĩ tuyệt vời. Bất kỳ công trình nào sau làn sương đều biến thành lâu đài. Cảm xúc ấy vẫn còn trong tôi đến tận bây giờ. Mà đến sau này, cho dù ở Paris, London, Rome, New York, ... tôi đều không thể có được cảm xúc tương tự.
Đà Lạt với tôi là nơi rất đẹp, mộng mơ, người dân thân thiện. Nhưng càng về sau này, tôi cảm thấy buồn vì Đà Lạt mất dần đi những thứ đó. Mà sự mất mát là bởi con người.
Một trong những điều làm tôi lo lắng là dự án quy hoạch lại trung tâm Đà Lạt sẽ biến cô gái má hồng e thẹn thành cô gái thành thị lạnh lùng. Đề án đó, theo tôi chưa giải quyết được các vấn đề quan trọng nhất của thành phố: lợi ích về kinh tế, văn hóa lịch sử, và môi trường.
Thứ nhất, về khía cạnh kinh tế. Phải phân biệt sự khác nhau hoàn toàn giữa một quy hoạch trung tâm của thành phố du lịch cao nguyên với quy hoạch dự án địa ốc.
Tại sao nói đây là một dự án địa ốc? Bởi những thay đổi quan trọng nhất của dự án là lấy đất công chuyển thành mục đích thương mại: đẩy Dinh Tỉnh trưởng về một góc để nó thành công trình phụ và xây lên một khách sạn cao tầng trên đồi Dinh; lấy một khu đất công khác xây lên một trung tâm thương mại ngay giữa khu Hòa Bình - trái tim Đà Lạt. Những khu nhà phố trung tâm, dãy nhà cao tầng chạy từ Hồ Xuân Hương đến chợ và chung quanh, trong đó có nhiều miếng đất công sẽ bị đập bỏ.
Nếu nhà nước giao đất cho nhà đầu tư, đền bù giải tỏa hết những khu vực này thì chỉ có chủ dự án bất động sản được lợi bởi vì họ sẽ có tầm nhìn đẹp hơn, thoáng hơn, giá trị của bất động sản tăng lên. Gánh nặng ngân sách để giải tỏa thì nhà nước chịu. Người dân, du khách cũng không được lợi bao nhiêu, vì dịch vụ thương mại thì làm ở đâu mà chẳng được.
Không cần các dự án bất động sản lớn như khách sạn cao tầng đem thêm vào trung tâm thương mại, mà Dinh Tỉnh trưởng, rạp Hòa bình, chợ Đà Lạt, và quần thể những con đường nối vào khu trung tâm hoàn toàn có thể biến thành một khu trung tâm đi bộ hấp dẫn, thơ mộng và gia tăng giá trị rất nhiều cho Đà Lạt. Đầu tiên, chỉ cần làm vài việc: trồng cây xanh, sơn phết lại các công trình, chấn chỉnh lại biển quảng cáo, khuyến khích người dân dần dần thay mái nhà thành mái ngói và mái bằng thành vườn cây, giấu bồn nước tôn dưới mái ngói, sơn lại và trồng thêm nhiều cây và hoa trước sân nhà. Bộ mặt trung tâm Đà Lạt ngay lập tức sẽ đẹp hơn rất nhiều, mà không tốn kém bao nhiêu.
Ai đến Đà Lạt cũng muốn được đi bộ trên những con phố nhỏ xinh để tận hưởng không khí, nhìn ngắm cảnh quan. Nếu ta tiếp cận theo hướng lấy cộng đồng làm trung tâm, cho người dân tham gia vào dự án này, tạo điều kiện để họ tham gia chỉnh trang khu phố, và kinh doanh bằng chính ngôi nhà họ đang ở như làm dịch vụ thương mại, lưu trú bằng cách biến những con đường như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bùi Thị Xuân, Ba tháng Hai... thành những con phố đi bộ thì càng có lợi về lâu dài. Người dân có thu nhập, du khách thích thú vì được sống trong cộng đồng, họ sẽ đóng thuế cho nhà nước nhiều hơn. Trong khi nhà nước không tốn nhiều tiền đầu tư, đất công vẫn thuộc về thành phố, để cải tạo thành những công trình phúc lợi cộng đồng như bảo tàng, nhà hát đa năng, thư viện,... chứ không bị giao cho ai hết.
Nói về lợi ích kinh tế, cuối cùng vẫn phải nhìn vào thu nhập của ngân sách. Ngân sách có thể được lợi ban đầu bằng cách bán đất thu tiền, nhưng nếu mình không bán đất thì đất vẫn nằm đó và giá trị còn tăng lên trong tương lai. Nếu bán, tiền đó có khi không đủ để nâng cấp hạ tầng phục vụ các dự án mới của nhà đầu tư, và thu nhập của ngân sách có thể còn bị âm.
Thứ hai, về mặt lịch sử, đây là một sai lầm chiến lược. Đà Lạt là một đô thị có trên 100 năm phát triển, đã có khu lịch sử phố Pháp ở phía Nam và đừng quên là nó cũng có khu phố Việt. Đó chính là khu phố lịch sử của người Việt đã xây dựng hàng trăm năm tại khu vực Hòa Bình. Khu này có vai trò như khu vực 36 phố phường của Hà Nội, có tính vai trò lịch sử của riêng nó và gắn bó với người dân từ rất lâu. Nên nếu phá khu vực Hòa Bình để xây thành công trình hiện đại, tức chỉ trân trọng khu phố Pháp, phá bỏ khu phố Việt lịch sử, thì có lỗi lớn với tiền nhân.
Một thành phố du lịch phải kể được rất nhiều câu chuyện hấp dẫn, trong đó có câu chuyện nó đã phát triển như thế nào, có những sự kiện gì. Nếu mình đập đi xây lại hết thì Đà Lạt sẽ vô hồn. Du khách cũng không cần đi cả hàng trăm, nghìn km để để thấy Đà Lạt cũng giống như Singapore, Saigon.
Thứ ba là giá trị môi trường. Những ai sống hoặc đã mến Đà Lạt thì đều biết, điều quan trọng nhất của Đà Lạt là khí hậu mát mẻ và sương mù - đặc sản của Đà Lạt. Cả hai thứ đó chỉ có được nếu giảm bê tông và tăng thêm cây xanh. Một phần giá trị của đô thị du lịch nghỉ dưỡng đã bị mất mát bởi sương mù bây giờ rất hiếm. Đà Lạt không hợp với những công trình có khối tích lớn, bởi triết lý phát triển của Đà Lạt phải là một thành phố ở trong rừng, đi theo hướng môi trường, cảnh quan, văn hóa, lịch sử chứ không cần thêm bản copy của các thành phố khác.
Để giải bài toán tương lai của thành phố chính là phải trồng thêm cây và tăng không gian mặt nước chứ không phải chặt cây đi. Việc mất bớt cây cối, tăng bê tông, sử dụng nhiều máy lạnh sẽ làm khí hậu Đà Lạt nóng lên, và có thể làm Đà Lạt mất sương mù mãi mãi.
Tôi rất hy vọng khi phát triển Đà Lạt, chúng ta hãy cân nhắc, đừng nên quá chạy theo tư duy mét vuông như ở Saigon để có thể trả lại cho người yêu Đà Lạt và du khách những cảm giác nên thơ như tôi từng được hưởng.
Khi mình nhìn nhận khu trung tâm thành phố với một tầm nhìn rộng mở, tất cả mọi người sẽ đều có lợi. Và quan trọng nhất, ta vẫn giữ được giá trị của một đô thị nghỉ dưỡng, giúp cho ngân sách thành phố tăng lên. Còn nếu vội vã theo những quy hoạch dự án địa ốc không phù hợp thì có thể sau này, ta phải bỏ ra rất nhiều tiền của và công sức mà chưa chắc sửa chữa được sai lầm.
Theo bài viết của KTS Ngô Viết Nam Sơn - Con trai KTS Ngô Viết Thụ, người từng gắn bó và có những công trình kiến trúc tiêu biểu cho thành phố mộng mơ như Chợ Đà Lạt, Viện Nguyên Tử Đà Lạt..
Ngô Viết Thụ - Người tạo nên biểu tượng Dinh Độc Lập cho Sài Gòn
Ngô Viết Thụ không chỉ đơn giản là một kiến trúc sư thiết kế những công trình để lại dấu ấn sâu sắc mà ông còn là một họa sĩ, nhà điêu khắc,...Những công trình kiến trúc của ông là sự tổng hòa giữa nét đẹp Á Đông và nét cổ điển của kiến trúc phương Tây. Cùng Designs.vn tìm hiểu về kiến trúc sư tài năng này.

Ngô Viết Thụ (1926- 2000) là một kiến trúc sư nổi tiếng, là niềm tự hào của kiến trúc Việt Nam. Những công trình của ông là sự kết hợp giữa triết lý Á Đông và phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu.
Ông am hiểu sâu sắc về phong thủy, kín đáo vận dụng khéo léo hiểu biết trong mỗi tác phẩm kiến trúc của mình, chỉ ai có kiến thức trong lĩnh vực này mới nhận ra. Đối với ông vận dụng phong thuỷ trong kiến trúc là để chiêm nghiệm xem thực hư ra sao, vì nó là lĩnh vực không dễ dàng nói bằng lời.
Ngô Viết Thụ sinh ra ở Thừa Thiên Huế, ông có một tuổi thơ nhọc nhằn, túng thiếu, ở với ông ngoại và may mắn được ông kèm cặp chữ Hán. Năm 1948, học xong Trường Cao đẳng kỹ thuật Đà Lạt, được gia đình vợ giúp sang du học ở Pháp. Năm 1950, Ngô Viết Thụ thi đậu vào Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris. 5 năm sau ông bảo vệ đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư xuất sắc D.P.L.G, được hưởng suất học bổng ba năm nghiên cứu và sáng tác tại khu biệt thự Madicis của Viện Hàn lâm Pháp tại La Mã. Tại đây, ông đã dự thi thiết kế công trình Ngôi thánh đường trên Địa Trung Hải có sức chứa 40 ngàn tín đồ. Đồ án được lọt vào vòng trong, bao gồm 10 tác phẩm xuất sắc nhất. Vòng cuối, tác phẩm của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đoạt Giải thưởng Lớn Roma về kiến trúc (Premier Grand Prix de Roma).

Bản thiết kế giúp ông dành được giải thưởng lớn khi còn học bên nước ngoài

Ông là thành viên Hội Kiến trúc Sư Pháp SADG (Société des Architectes Diplômés par le Gouvernement) từ 1955 và thành viên Kiến trúc sư Đoàn Việt Nam từ năm 1958. Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) đồng lúc với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin. Sau năm 1975, Ông là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam, và cũng là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư TP HCM các nhiệm kỳ I, II, III, và IV. Ông là thành viên tổ chuyên gia tư vấn kiến trúc cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong thời gian đương nhiệm.

Bút tích và chữ ký của KTS Ngô Viết Thụ
Năm 1960, KTS Ngô Viết Thụ về Sài Gòn làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm ở tuổi 30. Về Việt Nam, con đường kiến trúc rộng mở đối với ông, nhiều công trình xây dựng của ông lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật.

Mặt tiền...

...và một phía thân chữ T

Đây là công trình đầu tay của ông khi vừa tốt nghiệp ở phương Tây trở về, tuy nhiên, nhìn tổng thể, ông không cứng nhắc theo phong cách kiến trúc hiện đại phương Tây mà có sự kết hợp nhuần nhuyễn với kiến trúc Á Đông, đặc biệt là kiến trúc truyền thống Việt Nam. Kiến trúc Định dạng hình chữ T, là một trong bộ ba kết hợp thành tên của KTS- THU bao gồm Dinh Độc Lập- Chợ Đà Lạt- Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. 

Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( 吉 ) có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU ( 口 ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU ( 口 ) có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG ( 中 ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ( 三 ), theo quan niệm dân chủ hữu tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG ( 王 ), trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ ( 主 ) tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ( 興 ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.

Bức rèm hoa đá đặc sắc



Chợ Đà Lạt- Kiến trúc chữ H
Chợ Đà Lạt được khởi công xây dựng từ năm 1958, được KTS Ngô Viết Thụ chỉnh trang, đặc biệt là thay đổi diện mạo mặt tiền, thiết kế bổ sung cầu bê tông nối từ khu Hòa Bình (khu B) vào chợ lầu (khu A). Chợ Đà Lạt có 3 tầng, là một trong những chợ lầu đầu tiên tại Việt Nam. KTS Ngô Viết Thụ còn thiết kế một công viên trước chợ kéo dài ra tận hồ Xuân Hương, các dãy phố lầu xung quanh chợ, bên hông có bậc tam cấp dẫn lên đường Lê Đại Hành, tất cả tạo thành một quần thể kiến trúc hài hòa, đẹp mắt giữa lòng thành phố. Nhờ đó, nhiều năm nay chợ Đà Lạt là điểm đến thú vị của du khách thập phương.

Chợ Đà Lạt năm 1970



Chợ Đà Lạt ngày nay

Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh- Giảng đường hình chữ U
Mặt chính là tòa nhà Phượng Vỹ được thiết kế theo hình chữ U. Theo KTS giải thích về ý nghĩa của kiến trúc tòa nhà thì thiết kế mặt tiền tòa nhà Phượng Vỹ theo những đường nét của chữ Nông theo Hán tự – 農 – với mỹ ý luôn nhắc nhở chúng ta “Vụ Nông Vi Bản” nghĩa là lấy nông nghiệp làm gốc.
Kiến trúc mặt ngoài dùng đường nét thẳng, mạnh mẽ, vật liệu bằng đá rửa, bên trong sàn dùng đá mài trắng, tường cách âm và ốp chân lambri gỗ.


Mặt chính giữa...


...và phía bên trái tòa nhà Phượng Vỹ

Con trai của KTS Ngô Viết Thụ - KTS Ngô Viết Nam Sơn cũng là một người nổi tiếng trong giới kiến trúc Việt Nam và thế giới. Ông có định hình phong cách riêng, tuy nhiên có rất nhiều tư tưởng ông học tập từ cha mình. Ông tự hào chia sẻ về người cha đáng kính: "Thiết kế của KTS Ngô Viết Thụ thể hiện quan niệm kiến trúc Việt Nam hiện đại, không sao chép các chi tiết của kiến trúc cổ điển, nhưng vẫn hài hòa và mang bản sắc văn hóa dân tộc, hoàn toàn đi theo hướng khác với các đóng góp thiết kế dinh của các KTS danh tiếng cùng thời, trong đó đa số hoặc theo xu hướng kiến trúc cổ điển Pháp hoặc mang nặng ảnh hưởng kiến trúc tôn giáo và cung đình. Ngoài ra, Dinh Thống Nhất đánh dấu sự khởi đầu cho phong cách kiến trúc mang dấu ấn riêng của KTS Ngô Viết Thụ sau này trong các công trình Đại học Nông nghiệp Thủ Đức, Trụ sở Hàng không Việt Nam, Tổ hợp Khách sạn Hương Giang I và II... Trong các tác phẩm của ông, các yếu tố mỹ thuật và kỹ thuật luôn mang tính đổi mới và sáng tạo, nhưng điều quan trọng hơn, mỗi tác phẩm đều ẩn tàng một bản sắc độc đáo và triết lý sâu sắc.

KTS Ngô Viết Nam Sơn
Khi thiết kế dinh Độc Lập, nhiều người hiểu sai, cho rằng cha tôi thiết kế riêng cho ông Ngô Đình Diệm. Thực ra không phải vậy, ông xây dựng chung cho những vị nguyên thủ quốc gia, chính vì vậy mà khu ở của thủ tướng không làm gì hết. Ông quan niệm vị trí thủ tướng chỉ là tạm thời. Về mặt phong thuỷ, đa số công trình của các vị vua ngày xưa đều xây dựng theo triết lý bá đạo, tức là làm sao có lợi nhất cho chủ nhân, mà không tính đến chuyện gây hại cho người khác.
Ông áp dụng khoa chiết tự vào thiết kế mặt đứng để nhắc nhở những ai chủ trì tại đó phải có tài đức của một nhà lãnh đạo (chữ Vương, và chữ Tam - tượng trưng cho Nhân, Minh, và Võ đức), giữ vững chủ quyền đất nước (chữ Chủ), đảm bảo tự do ngôn luận của người dân (chữ Khẩu), trung với quốc dân (chữ Trung), và làm sao cho đất nước ngày càng hưng thịnh (chữ Hưng)...
Cha tôi theo quan điểm vương đạo, tức là làm sao cho cộng đồng phát triển tốt, khi cộng đồng phát triển tốt, trong đó sẽ có mình. Nhiều người cho rằng trục chính đi thẳng vào dinh là xấu, nhưng cha tôi vẫn làm, và dùng hồ nước để hoá giải. Ông cho rằng làm vua thì phải làm gương, phải đứng ra gánh vác, chiếu không ngay, không ngồi. Tôi tự hào về cha, và ảnh hưởng nhiều về phong cách Á Đông kết hợp với kiến trúc cổ điển Pháp trong các công trình kiến trúc của ông.
Ba tôi chỉ dạy cái thần thái - linh hồn trong một tác phẩm. Ba không bao giờ chỉ tôi vẽ cửa làm sao, vẽ cầu thang như thế nào… Ba dạy tôi chí hướng và cách tư duy ý tưởng, chứ không dạy về kỹ thuật, bởi kỹ thuật thì có giới hạn. Tôi hầu như học kỹ thuật ở trường.
Khi hai cha con đi chơi với nhau, khi nhìn thấy một công trình, ba tôi sẽ nói dấu ấn làm nên thần thái của công trình là gì. Điểm này được, điểm này chưa được và tại sao? Ba tôi thường bắt cái tinh thần của một tác phẩm để nói với tôi hơn là đi vào chi tiết kỹ thuật. Bởi vì chi tiết thì qua thời gian có thể thay đổi. Còn tinh thần cốt cách của tác phẩm thì bền lâu hơn.
Càng về sau thì tôi càng thấy cách dạy của ba tôi là đúng. Vì nếu tôi học từ ba cách vẽ kiến trúc thời đó, có lẽ thời nay không còn phù hợp.Vì mỗi thời, mỗi thế hệ có cách diễn đạt, đường hướng và gu thẩm mỹ riêng".
Ngoài kiến trúc, ông còn chứng tỏ năng lực xuất sắc của mình trong lĩnh vực hội họa với các bức tranh nổi tiếng Thần tốc, Hội chợ, Bến Thuyền, và bộ tranh Sơn hà cẩm tú. Bộ tranh này và được treo trong Dinh Độc Lập, gồm có 7 bức, mỗi bức dài 2 m và rộng 1 m. Ông tổ chức nhiều triển lãm cá nhân về quy hoạch, kiến trúc, điêu khắc, và hội họa, trong đó có triển lãm tại Tòa Đô chính (Năm 1960), tại Nhà Triển lãm Công viên Tao Đàn (Năm 1963) và tại Viện Kiến trúc Philippines ở Manila (Năm 1963), triển lãm lưu động tại Viện Smithsonian và một số thành phố khác tại châu Âu (Hàn lâm viện Pháp tại Rome và Paris năm 1956, 1957, 1958) và tại Mỹ (Năm 1963).

Một trong 7 bức của bộ tranh Sơn hà cẩm tú được treo ở Dinh Độc Lập


Tranh sơn dầu vẽ hoa ngày Tết năm 1972


Ngõ Trúc
Ông cũng là một nghệ sĩ điêu khắc (Tác phẩm điêu khắc kim loại đặt trước toà đô chánh, nay không còn), và sành sỏi các loại nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo, và là một nhà thơ có tài, để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.
Một số công trình ấn tượng khác của KTS Ngô Viết Thụ

Nhà thờ chính tòa Phủ Cam
Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam (Phường Phước Vĩnh, Thành phố Huế) là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế. Nhà thờ có lịch sử từ năm 1682, khi đó được dựng bằng tranh tre. Đến đầu thế kỷ 20, nhà thờ đã trở thành một công trình bằng đá chắc chắn. Nhà thờ có mặt bằng xây dựng mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam đuôi hướng Bắc. Nhà thờ có kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại nhưng phần trang trí vẫn theo nghệ thuật cổ điển của phương Tây. Lòng nhà thờ rộng, có thể chứa được 2.500 người đến dự lễ. Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ Phủ Cam toát lên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng với điểm nhấn là hai đỉnh nhà thờ vút cao, vừa giàu tính nghệ thuật, vừa mang vẻ uy nghiêm của nơi thực hành tôn giáo...






Viện nguyên tử Đà Lạt (Nay thuộc viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam)



Đây là lò phản ứng duy nhất ở Đông Dương do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế.
Thiết kế chính là lò phản ứng ở giữa, xung quanh là các phòng làm việc của viện hình vòng cung.

Trường Đại học Sư phạm Huế



Lối kiến trúc độc đáo với giảng đường hình chữ Y

Nhà thờ Bảo Lộc




Bản vẽ thiết kế Việt Nam Quốc Tự





DINH ĐỘC LẬP
TIẾNG SÚNG CUỐI CÙNG

Ba cái ly thủy tinh trong suốt lung lửng rượu vang, chạm nhau kêu lách cách, chúc mừng, chúc mừng ngày bọn mình tái ngộ, tôi nhìn qua khung cửa sổ cảnh ba người đàn ông ngồi bệt dưới đất, bao quanh chai rượu và đĩa mồi, hình ảnh quá quen thuộc. Tôi đoán ngay, ngày xưa họ là lính trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Như để xác nhận sự suy đoán của tôi là đúng, người trẻ tuổi nhất trong bọn cất giọng :
-Hai ông có công nhận không? Sư đoàn 18 của bọn mình, lấy một chọi mười, đã đánh một trận oanh oanh liệt liệt. Tôi cho đó là trận đánh cuối cùng, trận đánh để đời của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.
Người bận áo jacket đen, tay nâng ly rượu ậm ự.
-Tôi biết chứ, chuyện rõ như ban ngày, mình khen mình có khác gì mẹ hát con khen hay, hãy quên mình tìm những cái hay cái đẹp của người khác. Chẳng hạn sáng ngày ba mươi tháng tư, khoảng sáu giờ sáng tại ngã tư Bảy Hiền, Biệt Kích 81 vẫn còn chiến đấu, tiêu diệt thêm mấy chiếc T54 của vc. Họ chỉ thực sự buông súng khi nghe lệnh kêu gọi đầu hàng trên đài phát thanh Saigon. Biệt Kích 81 bị bức tử và họ đã chết trong hào hùng.
Người già nhất, với gương mặt đầy đặn phúc hậu, cuốn mình trong chiếc áo nỉ dàỵ cộm, uống thêm một hớp rượu rồi mới bắt đầu lên tiếng:
-Mấy anh bạn à, cũng sáng ngày ba mươi tháng tư, nếu tôi nhớ không lầm lực lượng Nhảy Dù đã bắn hạ thêm mấy chiếc T54 tại Lăng Cha Cả trước khi gạt lệ giã từ vũ khí, lột bỏ quân phục để đi vào lịch sử.
Ông ta ngừng nói, lần trong cái bị da nhỏ lấy ra một ít thuốc rời nhồi vô cái tẩu. Ánh lửa của que diêm bùng sáng trong đêm, soi rõ mái tóc dài lấm tấm bạc. Trông ông ta giống như một nghệ sĩ hơn là lính.
Tôi biết rằng ba người nọ, mỗi người nhìn ngày lịch sử ba mươi tháng tư qua góc cạnh của mình. Mỗi người nắm trong tay một mảnh puzzle, vẫn còn hàng trăm, hàng ngàn mảnh như vậy nữa đã thất lạc đâu đó. Nếu như mình có đủ, ráp lại, sẽ có được bức tranh toàn mỹ của ngày ba mươi tháng tư.
Tôi nghĩ đến mảnh puzzle trong tay của mình: Dinh Độc Lập với những tiếng súng cuối cùng.
Tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức khi vừa hai mươi tuổi, ba lô lên vai, tôi trình diện đơn vị mới: Tiểu khu Darlac.
Suốt thời gian thụ huấn trong quân trường, tôi chỉ mong cho mau đến ngày mãn khóa để xin đi Nhảỵ Dù. Thật lòng mà nói tôi hơi nhát gan, ngại gian khổ và cũng sợ chết, thế nhưng bộ đồ rằn ri, thêm cái mũ nồi màu huyết dụ quá sức hấp dẫn đối với tôi. Lòng ham muốn vẻ đẹp bên ngoài đã thắng được con thỏ chết nhát trong tôi. Tôi lén mua sẵn bộ đồ dù, giấu tận đáy túi quân trang chỉ chờ ngày mãn khoá sẽ tình nguyện đi Nhảy Dù. Bộ đồ như một chứng tích của ước mơ, ước mơ không bao giờ thành sự thật vì khoá của tôi gần hai ngàn sinh viên sĩ quan, Nhảy Dù chỉ chọn mười sáu người. Tôi hơi thấp và nhỏ con, đó có thể là lý do tôi không được chọn.
Tôi đến Ban Mê Thuột trong bộ đồ trận của bộ binh với chiếc mũ lưỡi trai trên đầu. Mặc dù Ban Mê Thuột là thủ phủ của cao nguyên, nhưng tôi vẫn thường nghe người ta nói với nhau rằng, thành phố gì mà Buồn Muôn Thuở, mùa nắng Bụi Mù Trời, mùa mưa Bùn Một Tấc. Bước chân xuống phi trường Phụng Dực, tôi được chào đón ngay bằng những cơn gió với cát bụi đỏ trời và cái nóng âm ẩm, oi nồng của tháng tư.
Sau hơn bốn tuần chờ đợi ở Hội quán sĩ quan, tôi nhận được sự vụ lệnh về chi khu LOK.
Trung sĩ Bé phòng nhân viên của tiểu khu, đưa sự vụ lệnh cho tôi kèm theo câu nói đầy ái ngại:
-Tôi biết, chuẩn úy chẳng có gốc gác gì trong quân đội.
-Sao trung sĩ biết ?
-Chỗ của ông sắp đến là địa ngục trần gian, lưu đày biệt xứ, người có gốc ai mà đến đó.
-Chỗ đó có gì mà ghê vậy?
-À … nó là một quận lỵ nhỏ xíu với vài chục gia đình người Kinh, bị cô lập hoàn toàn, không có đường bộ để vô ra. Con đường duy nhất để đến LOK là trực thăng của cố vấn Mỹ, nhưng đó không phải là chuyện quan trọng, người ta gọi là đi đày vì ở đó tuần nào cũng lãnh hàng chục trận pháo kích.
-Bộ không có hầm chống pháo kích hay sao?
-Có chứ, súng cối tám mươi hai ly của Việt Cộng không phá nổi hầm chống pháo kích ở LOK, nhưng với sơn pháo thì thua, trời kêu ai nấy dạ.
-Sơn pháo là súng gì?
-Tới nơi ông sẽ rõ, mà thôi, tôi có chuyện này muốn nói riêng với chuẩn úy.
-Chuyện gì vậy?
Trung sĩ Bé kê miệng gần tai của tôi:
-Ông đừng trình diện đơn vị liền, ở Ban Mê Thuột chơi năm mười ngày rồi đi, xuống điạ ngục chẳng có gì phải gấp gáp, không ai nỡ la mắng, ký củ khi sĩ quan trình diện trễ. Xa mặt trời cũng có cái lợi đó chuẩn úy.
Ngừng lại một chút như đợi cho tôi hiểu rõ vấn đề sau đó trung sĩ Bé thong thả tiếp:
-Ở tiểu khu này người ta thường nói: “Mặt trời không bao giờ rọi tới LOK”, cứ từ từ mà đi. Chúc chuẩn úy lên đường bình an.
Theo lời dặn của trung sĩ Bé, tôi lặn một hơi mười ngày, sau đó mới tà tà theo trực thăng của cố vấn Mỹ đến đơn vị.
Trước mặt tôi là Bộ chỉ huy tiểu đoàn. Tôi đi dọc theo dãy nhà tôn vách ván, phòng nào cũng trống không, tôn lợp mái nhà tấm nào cũng vài chục lỗ thủng do miểng pháo kích. Ánh nắng mặt trời xuyên qua những lỗ thủng, chiếu xuống thành muôn ngàn sợi nắng vàng kẻ song song làm tôi hoa cả mắt. Nhìn quanh không một bóng người thêm vào cái im ắng của buổi trưa hè oi bức, khiến tôi có cảm tưởng là mình đang ở trong một vùng đất chết.
Tôi đi hết dãy nhà, vòng sang bên hông. Dưới bóng mát của hai gốc cây rừng, một ông chuẩn úy (một trăm phần trăm là huynh trưởng của tôi) mặt mày đen sạm, râu ria xồm xoàm, tóc dài quá mang tai nằm đu đưa trên chiêc võng, taỵ cầm lon bia Mỹ, dưới đất thêm vài cái lon không nằm lăn lóc.
-Mới ra trường?
Giọng nói nhừa nhựa đầy men bia, câu hỏi trống không nhưng tôi biết dành cho tôi, vì tôi là người duy nhất đứng trước mặt ông ta.
-Vâng, tôi mới ra trường. Xin hỏi chuẩn úy, Bộ chỉ huy tiểu đoàn ở đâu?
-Tôi là Hòa, chuẩn úy Hòa. Hai giờ chiều rồi ai mà làm việc nữa, ngồi xuống đây làm vài lon, bia Mỹ mà không uống, phí cả cuộc đời.
-Ở chốn khỉ ho cò gáy này làm sao chuẩn úy có bia Mỹ để uống?
-Cái bọn cố vấn Mỹ, khi có việc cần nhờ vả gì mình bọn nó lại vác qua cho vài thùng bia, gọi là có qua có lại ấy mà.
-Thế bọn mình làm gì ở đây?
-Làm gì tôi cũng chả biết, lính cũng giống như thiên lôi, cấp trên sai đâu mình đánh đó, nói vậy chứ thiên lôi coi bộ còn sung sướng hơn bọn mình, chỉ làm việc vào những ngày mưa mà thôi. Lính tráng bọn mình bất kể mưa, nắng, đêm, ngày cày đủ.
Đang nói chuyện ngon lành đột nhiên chuẩn úy Hòa im bặt, ông ta đứng lên lục lọi khắp mọi túi quần như muốn tìm cái gì đó.
Tôi đưa chuẩn úy Hòa gói thuốc Lucky còn non một nửa.
-Ông giữ lấy mà hút, tôi còn nguyên một cây trong ba lô.
Chuẩn úy Hòa vừa đốt thuốc vừa nói.
-Ngày xưa, đây là căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt với một tiểu đoàn Biệt Kích Biên Phòng trấn giữ. Khi Mỹ rút, họ bàn giao căn cứ này cho tiểu khu, thế là tiểu đoàn của mình có công ăn việc làm, nằm cố thủ ở đây đợi pháo kích.
-Cho tôi hỏi ông một câu. Ông để tóc dài như vậy không bị phạt sao?
-Ông này chỉ được cái vớ vẩn, nãy giờ ông hỏi tôi bao nhiêu câu rồi? Ở đây có tất cả ba sĩ quan người Kinh, mỗi người một đại đội, nay có thêm ông nữa là bốn, chắc ông sẽ về đại đội một. Tất cả đại đội trưởng của bốn đại đội đều là người Thượng, trong đó có một ông là Fulro đầu thú. Họ chấm tọa độ điểm đứng còn chưa xong, hơi đâu mà lo đến quân phong với quân kỷ.
Ngửa cổ nốc cạn lon bia, chuẩn úy Hòa nói tiếp :
-Chiều rồi, xuống hầm của tôi kiếm chút cơm dằn bụng, xong đâu đấy tôi còn phải đi lo chuyện phòng thủ ban đêm. Ông nên nhớ núi rừng cao nguyên đêm xuống rất lẹ, chưa kịp làm gì trời đã tối thui cho mà xem.
-Hầm ở đâu?
-Ngay đây thôi, nguyên tắc căn bản ở đây là, muốn làm gì cũng được nhưng luôn luôn cách miệng hầm không quá mười thước.
-Tại sao vậy?
-Khi nghe tiếng đạn pháo đầu tiên của địch đề pa, mình chỉ có tối đa năm giây là phải ở dưới hầm, trễ hơn là bể gáo.
Đưa tay chỉ vào cuối hầm chuẩn úy Hòa nói:
-Đêm nay ông ngủ tạm nơi chiếc ghế bố đàng kia.
Nhìn vào góc hầm tối thui như cái hũ nút, tôi chợt hiểu, hóa ra “Mặt trời không bao giờ rọi tới LOK” có nghĩa là ở dưới hầm, chỉ có vậy mà trung sĩ Bé còn bày đặt chơi chữ. Đang mò mẫm đi vào góc hầm chợt tiếng của chuẩn úy Hòa nhắc tôi :
-Nếu có pháo kích ông nhớ đội nón sắt, mang súng M16 đứng giữ cửa hầm, bất cứ ai chạy trên mặt đất ông cứ bắn thoải mái.
-Làm sao phân biệt được địch và bạn?
-Lính mình chỉ di chuyển dưới giao thông hào, trên mặt đất là vc. Nói vậy thôi chứ ông đùng lo, đó là trường hợp căn cứ bị tràn ngập.
Chuẩn úy Trần văn Đạt, số quân ….. trình diện đại úy.
-Ông mới ra trường mà đã bày đặt ba gai phải không? Tới đây từ hôm qua sao hôm nay mới trình diện?
-Thưa đại úy, hôm qua tôi đi qua văn phòng của Bộ chỉ huy không thấy ai làm việc hết.
-Làm việc ở đó để ăn pháo rồi chết à. Tất cả mọi người ở đây đều ăn, ngủ, làm việc dưới hầm ông hiểu chưa?
-Thưa đại úy tôi có gặp chuẩn úy Hòa, ông ấy bảo để mai hãy trình diện.
Vung tay đập bàn cái rầm, vị đại úy gằn giọng:
-Tôi là tiểu đoàn trưởng hay chuẩn úy Hòa là tiểu đoàn trưởng?
-Thưa đại úy, ông là tiểu đoàn trưởng.
-Trung sĩ Kim đâu? Đưa ông chuẩn úy này về đại đội một, mà thôi chở ông ấy ra tiền đồn luôn.
Quay qua nhìn tôi, vị đại úy nói tiếp:
-Ồng ra nằm tiền đồn, một tháng sau tôi sẽ điều ông về đại đội. Ông đi ngay lập tức, tôi không muốn thấy mặt ông ở đây.
Theo chân trung sĩ Kim, tôi rời hầm chỉ huy mà lòng đầy khoan khoái. Tôi cười thầm trong bụng, lặn một hơi mười ngày không mắng một câu, không ký một củ, không la một tiếng. Trong khi chỉ trễ chút xíu lại đày đi tiền đồn, đã xuống địa ngục rồi tầng đầu hay tầng cuối cũng là địa ngục mà thôi, đang miên man suy nghĩ…
-Chuẩn Úy à, ông làm thằng em kẹt theo rồi.
-Sao vậy?
-Từ đây ra tiền đồn, tám cây số đường rừng quanh co khúc khuỷu với hàng ngàn cái ổ gà, cái nào cái nấy to như cái thúng, không biết mấy ngày qua Việt Cộng có chôn mìn không? Nếu bọn họ gài mìn, ông và tôi kể như chết chắc.
-Đại úy Châu vừa mới hù tôi xong, bây giờ đến ông phải không?
-Chuẩn úy mới tới nên không biết đó thôi, trong vòng một năm, bốn chiếc xe, vừa GMC, vừa Jeep của chi khu bị trúng mìn, thêm hai xe đò dân sự với hơn năm mươi thường dân vừa Kinh, vừa Thượng, vừa đàn bà, vừa trẻ em bị chết. Từ đó đến nay xe cộ không được phép di chuyển, mà dù có cho cũng chẳng ai dám đi. Đường bộ từ Ban Mê Thuột vào bị đắp mô, đóng chốt, rồi bỏ phế, mỗi khi cần chuyển quân hoặc tiếp tế, phải hành quân mở đường và dò mìn trước đã.
Tôi quẳng cái ba lô lên xe Dodge 4×4 trèo lên ghế trưởng xa mà lòng đầy ngao ngán, than thầm cho cái số con rệp của mình. Những gì trung sĩ Bé ở phòng nhân viên tiểu khu nói với tôi hầu như là đúng hết, chỉ thiếu một điều ông ta không nói đến là: mìn.
Tiếng động cơ của xe Dodge nổ giòn, xe lăn bánh chầm chậm ra cổng của căn cứ rồi đột nhiên ngừng lại.
-Chuẩn úy, tôi có chuyện muốn đề nghị với ông.
-Chuyện gì?
-Tôi nghi quá, linh tính báo cho tôi biết có sự chẳng lành. Không dò mìn mà đi ra tiền đồn thế nào cũng dính mìn, mà mìn chống chiến xa chứ chẳng phải chơi đâu. Xe tăng còn nát bét huống hồ gì cái xe Dodge nhỏ xíu này.
-Làm như có một mình trung sĩ biết sợ chết, tôi cũng sợ thấy mẹ.
-Hay là để tôi mượn xe Honda chở ông ra tiền đồn, đi xe hai bánh là an toàn trên xa lộ, mình có thể lách được không sợ ổ gà, vì ổ gà chính là chỗ vc chôn mìn.
-Sao mày không nói sớm? – Vì mừng quá tôi kêu trung sĩ Kim bằng mày, quên giữ gìn cách ăn nói lịch sự, xưng hô theo cấp bậc.
Tiền đồn nằm trên đỉnh đồi sót, khá cao với hàng chục lớp kẽm gai bao bọc, một con đường mòn nhỏ cong quẹo, uốn lượn theo sườn đồi dần lên đỉnh.
Đón tôi dưới chân đồi là hai binh sĩ, súng đạn đầy người, họ đứng nghiêm chào tôi rồi nói:
-Bọn em được lịnh xuống đón chuẩn úy.
Theo chân hai người lính, tôi cứ từ từ vừa đi vừa ngắm cảnh, tiện thể quan sát cách phòng thủ của đồn. Những vỏ lon bia, vỏ lon thịt hộp treo lửng lơ trên những lớp hàng rào kẽm gai, thỉnh thoảng chạm vào nhau kêu lẻng kẻng khi có cơn gió nhẹ thoáng qua, tiếng kêu như nhắc nhở cho tôi biết là mình đang ở trong một tiền đồn nơi biên giới, xa thật là xa, xa lắc xa lơ, xa hẳn xã hội loài người.
Khi lên tới nơi tôi mới giật mình hoảng hốt, mồ hôi ướt như tắm không biết tại leo núi hay vì sợ. Chỉ có hai binh sĩ đón tôi là người Kinh còn tất cả là người Thượng. Quân trường có bao giờ dạy tôi cách chỉ huy người Thượng đâu. Những binh sĩ này trước kia là Biệt Kích Biên Phòng, lính không có số quân, lãnh lương của Mỹ. Khi các trại Lực Lượng Đặc Biệt giải tán, đổi thành Biệt Động Quân biên phòng, họ đào ngũ gia nhập Địa Phương Quân.
Tôi đang đứng ngay trên đỉnh đồi, nhìn quanh môt vòng cả một thung lũng bao la bát ngát, xung quanh là núi rừng bao bọc, cây liền cây, núi liền núi, cao ngút từng mây. Bề ngang thung lũng ước chừng năm cây số, bề dài khoảng hai mươi cây số khiến tôi nhớ đến kích thước của thung lũng Điện Biên Phủ. Ngày xưa quân đội Pháp phòng thủ Điện Biên Phủ với khoảng vài chục ngàn quân, cộng thêm phi cơ, chiến xa và đại bác, đã bị thất thủ. Giờ đây, tôi phòng thủ cái tiền đồn bé tí ti với độ hơn chục người lính, coi bộ cuộc đời của mình không được khá cho lắm. Tôi đã đi đến tận cùng của trái đất, đã xuống tới tầng chót của địa ngục, từ đỉnh của tiền đồn quay một vòng ba trăm sáu chục độ không một mái nhà, không một bóng người, đây là khu oanh kích tự do.
Tôi tập họp trung đội, trung sĩ nhất trung đội trưởng báo cáo quân số, chỉ vẻn vẹn hai mươi hai người. Nghe cũng an ủi được phần nào, hai mươi hai người dù sao cũng nhiều hơn con số mà tôi ước đoán. Súng cộng đồng trong đồn gồm có hai đại liên M60, hai súng cối 81 ly, đạn dược đầy đủ nếu không muốn nói là dư thừa. Sau khi tìm hiểu cách bố trí phòng thủ của tiền đôn, tôi kêu mấy tay xạ thủ súng cối, là người Thượng nhưng họ nói và nghe được tiếng Việt tuy không rành lắm.
-Các ông có thấy cây cổ thụ ở ngoài xa, dưới chân đèo hay không?
-Thấy chớ.
-Điều chỉnh tác xạ, nhắm vào cây cổ thụ bắn cho tôi vài quả.
-Tuân lệnh.
Sau một hồi loay hoay tính toán về khoảng cách, cao độ, thuốc bổi, bốn viên đạn 81 ly thoát ra khỏi nòng súng hướng về phía cây cổ thụ. Tôi đang dùng ống dòm quan sát mục tiêu, bất chợt ngựời hạ sĩ truyền tin vác máy PRC25 chạy ào đến, đưa ống liên hợp cho tôi.
-Đại úy tiểu đoàn trưởng trên máy, muốn nói chuyện với chuẩn úy.
-Cải cách, Ủng hộ, Đống đa.
-Ông dẹp mẹ nó mấy cái chữ ngụy hóa tào lao đó đi được không? Đang làm gì ngoài đó?
-Thưa đại úy, tôi đang điều chỉnh tác xạ súng cối tám mươi mốt ly.
Tiếng của đại úy tiểu đoàn trưởng gằn giọng trong máy:
-Dạ thưa ông chuẩn úy, ông muốn điều chỉnh tác xạ thì kệ ông nhưng trước khi bắn ông phải báo cáo về căn cứ, ông có biết tất cả mọi người ở đây khi nghe súng cối đề pa là xuống hầm hết hay không? Họ đang báo động là vc pháo kích. Tôi chỉ tiếc là không còn chỗ nào nữa để đưa ông đi, không lẽ lệnh cho ông dẫn vài thằng lính, ôm lựu đạn đi kích ở chân đèo?
Ngừng một chút như để dằn cơn giận (tôi đoán như vậy), đại úy tiểu đoàn trưởng rên rỉ.
-Chuẩn úy ơi là chuẩn úy, ông làm ơn quên cái quân trường của ông được không? Đợi ông tính toán xong xuôi, bắn được một viên đạn súng cối, tụi vc đã tràn ngập mẹ nó cái đồn của ông rồi.
Mãn hạn trấn thủ lưu đồn, tôi được gọi trở về căn cứ. Chuẩn úy Hòa đã chuẩn bị sẵn một bữa tiệc thịnh soạn với đủ món ngon để đón người về từ đỉnh núi. Một nồi canh rau muống nấu với tôm khô trong đó có thêm mấy trái cà chua đỏ tươi, cá lóc kho tiêu, một đĩa trứng chiên. Hơn một tháng ở tiền đồn chỉ toàn cá khô, thịt hộp, cơm sấy và rau rừng gồm đủ mọi thứ lá, từ đăng đắng, nhân nhẩn đến chua chua, giờ đây được ăn canh rau muống, quả thật đây là thứ rau ngon nhất trần đời. Cơm nước xong xuôi lại đến màn cà phê phin với sữa đặc có đường hiệu ông Thọ đàng hoàng, mùi cà phê thơm lừng, vị ngọt của đường, chút béo của sữa, hòa với cái đăng đắng của cà phê mới hớp một ngụm đã thấy sảng khoái cả tâm thần, bao nhiêu là mệt mỏi khổ cực biến đi đâu mất.
Bum..bum..bum.
-Pháo kích, pháo kích.
Tiếng la của ai đó từ bên ngoài vọng vào, âm vang chưa kịp dứt tôi đã nghe.
Ảm..ầm..ầm.
Không biết bao nhiêu là trái đạn súng cối 82 lỵ tới tấp thi nhau nổ, những tiếng nổ liên tiếp kéo dài liên tu bất tận. Hình như có một trái 82 ly rơi trúng ngay nóc hầm, tôi cảm nhận được sự rung chuyển khác thường của mặt đất, bụi từ trên nóc hầm lã chã rơi xuống mù mịt căn hầm khiến tôi tưởng như mình đang đứng trong một con tàu lắc lư, chao đảo, ngả nghiêng trong cơn bão tố. Lần đầu tiên trong cuộc đời, thật sự với chiến trường, đứng trước mũi tên hòn đạn, thấy được cái chết sừng sững trước mắt, tôi lặng người đi vì sợ hãi, hoảng hốt thì đúng hơn. Khi đạn pháo bắt đầu thưa dần, tôi mới bình tỉnh trở lại. Trời đánh tránh bừa ăn, nhìn ly cà phê váng bụi, tiếc của trời tôi bưng lên ực một hơi, cà phê thoang thoảng mùi con gián chết. Tôi vơ vội cây súng M16 cùng với chuẩn úy Hòa chạy ra giao thông hào.
Lúc này, hai khẩu đại bác 105 ly của căn cứ bắt đầu phản pháo, đạn 105 ly vụt đi, chưa biết có trúng được nơi vc đặt súng hay không nhưng âm thanh của nó nghe thật là phấn chấn, đã cái lỗ tai.
Lại đến đợt pháo thứ hai, lần này ít hơn chỉ độ vài chục trái. Người lính đứng bên cạnh tôi nói:
-Không sao đâu chuẩn úy, ở đây pháo ban ngày, không sợ cái màn “tiền pháo hậu xung” lát nữa lên dọn dẹp là xong chuyện, coi như không có gì xảy ra.
-Ha sĩ ở đây bao lâu rồi?
-Gần một năm, lúc đầu khi mới tới đây sợ pháo kích quá sức, riết rồi thành quen đâm ra lờn, có pháo cũng như không. Mà nè, làm một điếu thuốc cho ấm phổi đi chuẩn úy.
-Làm thì làm, sợ gì.
Đang say sưa tán gẫu, tôi bỗng giật mình.
-Chuẩn úy Đạt, có lịnh gọi ông đi trình diện.
Tôi vội vàng đi qua hầm của bộ chỉ huy. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một người lính nằm bò càn dưới đất, chân mang đôi giày bốt đờ sô to quá khổ so với thân hình của ông ta. Ông đang dùng lưỡi lê để đào một trái đạn súng cối 82 ly chưa nổ.. Khi moi được một nhúm đất, ông ta dùng tay gạt nhẹ qua một bên rồi lại đào tiếp, khi đào được phân nửa trái đạn, cái đuôi viên đạn súng cối đã hiện nguyên hình, bất ngờ người lính rút hai tay lại xoa vào nhau rôi nói một mình “hãy còn nóng”.
-Anh đang làm gì vậy? Tôi hỏi.
Quay đầu nhìn tôi, người lính nói:
-Đào đem đi dụt, chuẩn úy.
Giọng nói của người miền Nam chứa đầy chơn chất, thoải mái, nghe sao lạc loài xa lạ, bởi vì đa phần lính ở cao nguyên thường là dân gốc miền Trung. Tôi đoán là anh ta ở trong toán tháo gỡ đạn dược. Không muốn hỏi nhiều khi anh ta đang thi hành công vụ, tôi lặng lẽ quan sát hiện trường. Nhìn gương mặt của anh ta đỏ gay đỏ gắt, mồ hôi nhễ nhãi chảy dọc theo hai bên thái dương, nhìn trái đạn còn nóng hổi, tôi suy nghĩ một chút rồi lẹ làng dọt mau mau cho được việc, đứng đó lạng quạng lỡ trái đạn nổ bất thình lình, mình bị chết lây lảng nhách.
Tôi trình diện trung úy đại đội trưởng, ông ta là người Thượng nhưng nói tiếng Kinh khá sõi.
-Chuẩn úy sẽ là trung đội trưởng trung đội một. Ông đi gặp hạ sĩ quan tiếp liệu lãnh địa bàn, bản đồ và vật dụng cần thiết. Hôm nay đại đội của…
Ầm…chỉ một tiếng nổ vang lên từ bên ngoài,
Trung úy đại đội trưởng nghiêng đầu như nghe ngóng rồi hỏi.
-Cái gì nổ vậy?
-Trung úy có muốn tôi ra coi không?
-Thôi kệ nó đi, hôm nay đại đội của mình đi hành qụân bảy ngày, mục tiêu là lục soát vùng vc đặt súng cối, ông về chuẩn bị.
Trên đường về, tôi thấy mấy người lính quân y bu quanh xác một người lính không đầu với mảnh hình hài nhầy nhụa nát tan. Nhìn xuống đôi giày bốt đờ sô to quá khổ, tôi biết anh ta là ai rồi. Mới nói chuyện với tôi đó mà, cuộc sống phù du, sống đó rồi chết đó, dễ dàng như chuyện uống miếng nước, ăn chén cơm, hút điếu thuốc.
Trung đội phó báo cáo quân số của trung đội, tôi kiểm soát lại cấp số đạn và bảy ngày lương khô của binh sĩ. Trong lúc tôi đang dùng viết chì mỡ khoanh vùng đỉnh núi, chỉ cho trung sĩ nhất trung đội phó mục tiêu của cuộc hành quân.
-Chuẩn úy, em là Năm Thẹo, ông đưa hết đồ đạc cá nhân của ông em mang cho. Từ đây về sau ông thầy cứ yên tâm, mọi chuyện đã có Năm Thẹo lo hết.
Tôi nhìn anh binh nhì đang đứng trước mặt, trạc tuổi tôi nhưng thân hình to lớn kềnh càng, tóc quăn, da mặt ngăm ngăm đen với đôi mắt sáng quắc, thoạt nhìn đã thấy rõ cái ngang tàng ngạo nghễ trong con người của anh ta. Một vết thẹo dài chạy dọc theo bên má trái từ chân mày đến cằm, vết thẹo làm tăng thêm phần lì lợm, bụi đời trên gương mặt của Năm Thẹo. Thật sự mà nói nếu không nhờ vào bộ đồ lính với cặp lon chuẩn úy nơi cổ áo, có cho kẹo tôi cũng không dám nhìn anh ta. Tôi lấy gân, gồng mình hỏi:
-Ngày xưa em ở đâu?
-Dạ, Tôn Đản, Khánh Hội ông thầy.
-Có phải du đãng không đó?
Năm Thẹo chắt lưỡi, gãi đầu.
-Dạ, cũng có dính líu chút ít.
-Năm Thẹo nè.
-Có gì chuẩn úy.
-Mày vén áo lên tao coi, còn bốn cái thẹo nữa ở đâu?
-Ông thầy ơi, một cái thẹo trên mặt, thêm hai cái xương sườn gãy khi bị du đãng Cầu Muối thanh toán khiến em nằm nhà thương cả tháng trời, nếu lãnh thêm bốn cái thẹo nữa chắc em chết từ cái đời nào rồi. Em tên Năm, vì có cái thẹo trên mặt nên bạn bè gọi là Năm Thẹo, riết rồi chết tên luôn.
Tôi chọn NămThẹo làm đệ tử và biết rằng kể từ đây mạng sống của tôi và Năm Thẹo sẽ buộc chặt lấy nhau. Tôi cần đến sự giúp đỡ của Năm Thẹo trong khi đi hành quân. Ngược lại chưa hẳn Năm Thẹo cần đến sự bao che của tôi.
Sau hai ngày leo núi, tối ngày thứ ba đại đội đóng quân trên đỉnh núi với thế đất hình yên ngựa, chuẩn bị sáng hôm sau sẽ lục soát đỉnh núi bên cạnh, nơi vc đặt súng cối.
Suốt đêm, trên đỉnh núi cao vời vợi, tôi nằm một mình trên chiếc võng nghe gió hú, từng hồi, từng cơn, tiếng gió hú nghe như từ cõi âm vọng về lạnh lùng đến rợn gáy.
Năm Thẹo bất chợt nói với tôi, giọng nói nhỏ như là tiếng muỗi kêu.
-Ông thầy, lần đầu nghe gió hú phải không?
-Ừ, nghe nó rờn rợn làm sao ấy.
-Nghe riết rồi cũng quen thôi ông thầy à, gắng ngủ đi, lấy sức mai còn lội tiếp.
Mờ sáng ngày thứ tư, khi sương mù còn bao phủ dày đặc trên đỉnh núi, tôi dẫn trung đội một đi đầu tiến đến mục tiêu. Tiểu đội một báo cáo có nhiều đường mòn, họ tránh không dùng đường mòn vì sợ mìn bẫy. Khi trung đội của tôi đã chiếm đóng mục tiêu, bố trí phòng thủ xong, ba trung đội còn lại lần lượt đến. Lịnh của đại đội trưởng cho các trung đội bung rộng ra để lục soát, tìm nơi chôn giấu súng cối và đạn.
Ầm …ầm..
Hai tiếng nổ liên tục, tôi biết có chuyện chẳng lành. Qua máy PRC 25, trung đội ba báo cáo với đại đội trưởng, hai binh sĩ chết, hai bị thương do mìn vc gài lại. Cùng lúc đó tôi nhận được lịnh dùng mìn phá rừng, dọn bãi đáp cho trực thăng tải thương.
Sau gần hai tiếng đồng hồ làm việc cật lực, chúng tôi phát quang được một khoảng trống khá rộng đủ chỗ cho trực thăng sà xuống bốc người.
Vẫn biết rằng “Xưa nay chinh chiến mấy ai về”, bài Lương Châu Từ còn đó nhưng khi nhìn hai xác chết được cuốn gọn trong tấm poncho, đầu đuôi cột chặt, thêm phiếu tải thương cột bên hông khiến tôi nghĩ đến chuyện da ngựa bọc thây tưởng chỉ có trong điển tích của Tàu, giờ đây nó ngay trước mắt mình. Những ngày đầu vào lính, khi lãnh quân trang có thêm cái poncho, tôi chỉ nghĩ là nó dùng để che mưa, không biết được công dụng khác là dùng như tấm da ngựa để bọc thây khi chết. Tôi nói với Năm Thẹo:
-Nếu tao có phải cuộn mình trong tấm poncho, mày làm ơn nhắn lại với ba má của tao là: “Tao thương ông bà”, chỉ có thế thôi.
Hai đại đội phòng thủ căn cứ, hai đại đội hành quân di động tiêu diệt địch ở bên ngoài, có nghĩa là cứ lội mười lăm ngày trong rừng, sau đó về phòng thủ căn cứ dưỡng quân mười lăm ngày.
Một năm rưỡi trôi qua, một năm rười dãi nắng dầm mưa, hít thở cái lạnh lẽo của cao nguyên, cơm chỉ là gạo sấy thịt hộp, nước có suối cạn trong rừng, đụng độ với địch năm bảy lần, tôi lãnh được hai cái huy chương, cộng thêm cái biệt danh “ Đạt Húc”.
Ngày tôi lên chức thiếu úy cũng là lúc thực thụ nắm đại đội trưởng, cũng ăn tục nói phét như điên, chửi thề uống rượu như máy. Tôi là đại đội trưởng sáng giá nhứt của tiểu đoàn, là cánh tay mặt của tiểu đoàn trưởng, ông ta coi tôi như thằng em nhỏ, tình thân giữa ông và tôi là cái tình nửa nhà binh nửa là người anh lớn lo cho thằng em.
Tôi tưởng rằng cuộc đời của mình sẽ cứ như vậy mà đi qua, không ngờ có một ngày đặc biệt khiến tôi nhớ mãi suốt đời, ngày mà cuộc đời lính của tôi bước sang khúc quanh mới. Hôm ấy, tôi với tiểu đoàn trưởng cùng vài người lính trong tiểu đoàn uống rượu tiêu sầu, ở chốn thâm sơn cùng cốc này ngoài rượu ra còn có gì để mà giải sầu đâu? Sau vài ly xây chừng, tôi hỏi đại úy:
-Ngày mới ra trường khi trình diện, tại sao ông giận dữ đày tôi đi tiền đồn?
-Có gì đâu, tao không thích chuẩn úy Hòa vì nó đánh đấm chẳng ra cái con mẹ gì, đã vậy suốt ngày cứ say sưa. Chú mày mới chân ướt chân ráo đến đây đã có vẻ muốn theo chân chuẩn úy Hòa, cho nên tao đày đi tiền đồn cho bỏ ghét.
-Nếu lúc đó trên đường ra tiền đồn, xe Dodge bị trúng mìn nát bét thì sao?
-Chú mày nhắc tao mới nhớ. Sau khi chú mày đi rồi tao mới hết hồn, trong lúc nóng giận tao quên mất chuyện mìn gài đầy đường. Đang còn bực bội chưa hết, tiếp theo chuyện chú mày lại điều chỉnh tác xạ súng cối khiến tao giận cành hông, vc pháo kích vào căn cứ là chuyện thường tình, đàng này phe ta pháo kích phe mình, không giận sao được.
-Đại úy à, tôi còn thêm câu hỏi này nữa. Ngày đó tôi còn ngơ ngơ ngáo ngáo như con ngỗng đực lại thêm không gốc, không rễ cho nên mới bị đày xuống đây. Đại úy chắc cũng vậy chứ gì?
-Chú mày chỉ được cái giỏi là suy bụng ta ra bụng người. Đúng, tao bị đày xuống đây nhưng lý do thì khác, tao đâu có phải là con ngỗng đực.
Đại úy Châu xé miếng khô nai to bằng bàn tay đưa lên trước mặt, lật qua rồi lật lại, ông nói mà như là than thở
-Cuộc đời của tao nó cũng bầm giập như miếng khô này, bị phơi không biết bao nhiêu là nắng, sấy cho đên lúc khô queo khô quắt, giờ đây lại bị nướng trên lửa than rồi hun khói, cháy đen thui là phải. Chú mày biểu Năm Thẹo xé nhỏ miếng khô này, dầm trong tô nước mắm ớt, chanh đường rồi đem lên đây.
-Đại úy cần gì nữa không?
-Không.
Đưa tay với lấy cái zippo có hình con cọp nâu nhe hàm răng đủ mười ba cái, đại úy Châu đốt một điếu thuốc Ruby quân tiếp vụ, khói thuốc màu trắng xám chập chờn uốn lượn trong không gian, lan tỏa khắp căn hầm, ông nhắm mắt như muốn thả hồn theo khói thuốc.
-Thiếu tá Nguyễn Văn Tinh Châu, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Biệt Động Quân là tao.
Tôi lặng người đi vì không ngờ sếp của mình trước kia là thiếu tá, mà lại là thiếu tá tiểu đoàn trưởng của một binh chủng lừng danh.
-Đại úy, ông bị giáng cấp phải không?
Không buồn trả lời câu hỏi của tôi, đại úy Châu nâng ly rượu nốc một hơi, ông uống rượu mà mặt nhăn mày nhíu như là đang uống cạn đắng cay của cuộc đời. Đặt cái ly không xuống bàn, đại úy Châu thong thả nói, giọng nói nghe trầm trầm như âm vang từ quá khứ vọng về.
-Ở một vùng biên giới, chú mày có biết nơi mà giòng sông chảy ngược hay không?
-Đại úy nói gì? Nước chảy ngược?
-Ừ, tất cả sông ở miền Trung của Việt Nam đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy về hướng đông, tức là chảy ra biển, riêng khúc sông này nó lại chảy về hướng tây, tức là đổ qua Lào, cho nên người ta gọi nó là sông chảy ngược. Tại đây, một đại đội đi đầu của tao đụng độ nặng với Việt Cộng. Địch quân đông như kiến, hỏa lực hùng hậu, hàng chục khẩu cối tám mươi hai ly pháo như mưa vào cái đám con của tao. Chú mày biết rồi, bên kia biên giới là an toàn khu của Việt Cộng, nơi mà họ dưỡng quân, nghỉ ngơi thiếu điều dựng lều hát chèo, xây sân khấu cho văn công trình diễn văn nghệ cũng chẳng có ai làm gì.
Trong lúc đại đội bị nguy khốn cần yểm trợ hỏa lực, tao yêu cầu cố vấn Mỹ xin không yểm, nhìn gương mặt lạnh lùng như cái xác chết của thằng cố vấn, kèm theo giọng nói tĩnh bơ như không phải chuyện của nó “Bên kia biên giới, không quân Mỹ không yểm trợ được vì vi phạm luật trung lập của Lào”.
Rừng núi bao la, cây cối xanh um, mây trắng ngút ngàn một đường kẻ cong quẹo trên bản đồ, nhỏ như sợi chỉ gọi là đường biên giới nó quá sức mù mờ, đẩy qua phía bên kia dăm ba cây số cũng được, kéo lại bên này vài câỵ số cũng xong, biết đâu là chân lý? Giận thằng cố vấn Mỹ cứng ngắt theo nguyên tắc, nóng ruột vì của đau con xót, đám con của tao đang khắc khoải đợi chờ yểm trợ từng giây từng phút, cứu binh như cứu lửa, chậm một phút kể như ôm hận ngàn đời. Tao nổi điên rút cây colt 45, lên đạn.
Tôi nghĩ rằng mình biết về sếp của mình nên lanh chanh hớt lời.
-Chỗ này tôi biết, ông bắn chết thằng cố vấn Mỹ chứ gì?
-Nói tầm bậy, ai nói với chú mày như vậy?
-Bọn lính vẫn thường thầm thì, to nhỏ với nhau là ngày xưa ông đã từng bắn chết một viên cố vấn Mỹ.
Một thoáng không vừa lòng hiện ra trong đôi mắt của đại úy Châu, ông chỉ vào cây cột to chần dần giữa hầm.
-Chú mày qua dựa lưng vào cây cột đó rồi nói chuyện cho đở mỏi.
-Tôi còn khỏe mạnh, có mệt mỏi gì đâu.
-Ông bà mình có nói “Biết thì thưa thốt, không biết thì …”
Tôi ngậm câm như thóc rồi tự hứa với mình là phải học hỏi thêm nhiều nơi ông, bỏ đi cái tính nhanh nhẩu đoảng.
Đại úy Châu rót thêm rượu vào cái ly của tôi.
-Thói đời, có ít cứ nới cho nhiều, thêm thắt, vẽ vời cho lắm, có một đồn mười, dám tụi nó đồn tao là hung thần giết người như ngoé cũng nên. Tao chỉ bắn què giò thằng cố vấn Mỹ sau đó phải tự lực cánh sinh, đem mấy đại đội còn lại cấp tốc đi đường vòng đánh thẳng vào nơi đặt súng cối của Việt Cộng, giải vâỵ cho đám con của tao. Tao cứu được đám con đem về bên này biên giới nhưng không cứu được bản thân tao.
Ra tòa án quân sự vì tội bắn cố vấn, tao bị lột lon, giáng một cấp và đuổi ra khỏi binh chủng. Tao mang lon đại úy và đi đày ở đây như mày thấy. Đã ba năm qua rồi, giờ này tất cả đã chìm sâu vào dĩ vãng. Tao không bao giờ ân hận về việc làm của mình, cũng như không bao giờ quên binh chủng, máu của cọp mũ nâu vẫn còn chảy trong huyết quản của tao. Mỗi khi nhớ tới đơn vị cũ tao lại bận bộ đồ Biệt Động Quân, bận để thương nhớ binh chủng của mình hơn là tiếc cho cái lon thiếu tá.
Nhưng mà thôi, chuyện xưa dẹp qua một bên để dành làm kỷ niệm. Tao có món quà đặc biệt, chú mày sinh quán ở đâu ?
-Đalat.
-Tao chỉ muốn hỏi lại thôi, không có gì bàn cãi nữa. Đây là công điện từ bộ Tổng Tham Mưu gởi tiểu khu Darlac với nội dung là trường Võ Bị Đalat cần một sĩ quan tham mưu, tao đã dành chỗ này cho chú mày. Sau khi nhậu xong, qua bên cố vấn Mỹ theo trực thăng về tiểu khu để hoàn tất thủ tục thuyên chuyển. Lẹ lên, không được bỏ lỡ cơ hội, cờ tới tay mà không chịu phất, chần chờ sẽ có đứa khác nó chộp mất.
-Tôi có biết gì về tham mưu đâu. Nghề của tôi là húc mà.
-Đừng có lo, trước đây hai năm, có bao giờ chú mày nghĩ rằng chú mày là một thằng đại đội trưởng có hạng haỵ không?
-Ông nói cứ như thiệt, đâu phải điền đơn xong là được thuyên chuyển, trường Võ Bị Đalat, chỗ đó là nơi mơ ước của không biết bao nhiêu là người.
-Hùm chết để da, người ta chết đế tiếng. Tao đi đày ở đây, coi như là chết rồi nhưng tên tuổi, tiếng tăm của tao vẫn còn. Ở cái tiểu khu này có ai mà không biết tao. Khi phòng nhân viên thấy chữ ký của tao, hồ sơ của chú mày sẽ chạy nhanh như gió, hơn nữa chú mày cũng nên học hỏi chút đỉnh việc đời, dầu gì Đại tá Tỉnh trưởng với tao cũng là chỗ thân tình, tao với ông ấy vốn là bạn cùng khóa.
Vui buồn lẫn lộn, về quân trường đúng là nơi an toàn cho bản thân, khỏi phải đi hành quân lội suối băng rừng nhưng những ân tình của lính cũng như là của tiểu đoàn trưởng đã dành cho mình thì sao? Tôi còn sống cho đến ngày hôm nay là nhờ sự hy sinh của họ, lấy gì báo đáp đây?
-Đại úy, tôi có một thỉnh cầu xin đại úy giúp cho.
-Gì nữa đây?
-Tôi đi rồi bỏ Năm Thẹo bơ vơ một mình, tội nghiệp nó.
-Tao vẫn thích những đứa thủy chung, có trước có sau như mày. Tao sẽ đem Năm Thẹo về Bộ chỉ huy tiểu đoàn với tao, mày vừa ý chưa?
-Chưa, đại úy à, thằng em đi rồi ông ở với ai ?
-Chú mày khéo lo bò trắng răng. Khi nào vc ũi sập cái căn cứ này, lúc đó mày hãy lo.
Ngày rời khỏi địa ngục trần gian, tôi ôm đại úy tiểu đoàn trưởng khóc ròng.
Cổng Nam Quan của trường Võ Bị Đalat không to lớn, không đồ sộ, trên nóc cổng là ngọn cờ Quốc Gia tung bay phất phới, dưới chân cột cờ là phù hiệu của trường với thanh kiếm bạc chỉ thẳng lên trời, thêm hàng chữ “Tự thắng để chỉ huy” nổi bật trên nền gạch đỏ, nhờ sự phối hợp hài hoà khiến cổng trường trông oai nghiêm, hùng dũng. Hình ảnh cổng Nam Quan, biểu tượng của trường Võ Bị Đalat như in sâu vào trong trí nhớ của tôi. Tôi bước chân qua cổng. Bắt đầu từ đây, tôi là sĩ quan cơ hữu của trường.
Theo con đường tráng nhựa sạch bong, không một cọng rác, hai bên vệ đường cỏ mọc xanh rì, được cất tỉa gọn gàng, tôi đi thẳng đến phòng nhân viên. Trên đường đi, tôi chào kính mệt nghỉ, chào mỏi tay. Sau này tôi mới rõ thêm, trường Võ Bị Đalat là nơi quần anh tụ hội. Hình như ở đây quan nhiều hơn lính, quan cấp úy đếm không hết, quan cấp tá phải vài chục ông, đã vậy có lúc trong trường còn thêm hai ông tướng, Thiếu tướng Chỉ huy trưởng, Chuẩn tướng Chỉ huy phó.
Mang một cái bông mai trụi lũi như tôi, chào kính mỏi tay là phải. Chưa chi tôi đã nản chí anh hùng, muốn hát bài “Hổ nhớ LOK”, một mình một chợ, tha hồ múa gậy vườn hoang, dẫn gần trăm người lính, lội nửa tháng trong rừng nhìn khắp bốn phương, tìm khắp tam hướng chỉ thấy cái bông mai của mình là lớn nhất.
Trường Võ Bị Đalat xây trên ngọn đồi thấp với cao độ 1500 mét, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km, được kiến trúc theo kiểu Mỹ gồm nhiều dãy nhà bốn tầng. Dùng làm nơi ở cho sinh viên có bốn doanh trại, mỗi doanh trại có khoảng một trăm phòng ngủ, phòng ăn rộng mênh mông bát ngát, đủ sức dọn ăn cho trên một ngàn sinh viên cùng ăn một lượt, thư viện với đầy đủ sách cho sinh viên nghiên cứu, riêng nhà thí nghiệm nặng được xây âm dưới đất. Sân cỏ của vũ đình trường Lê Lợi lúc nào cũng xanh mướt với con đường tráng nhựa bọc quanh, tất cả đều sạch sẽ ngăn nắp. Qua cái nhìn đầy chủ quan của tôi, khó có học viện quân sự nào ở Đông Nam Á có thể sánh bằng.
Điều hành trường gồm có ba khối: Văn hóa, Quân sự và Tham mưu, phòng làm việc của tôi ở tầng hai ngay cầu thang xoắn ốc của Bộ chỉ huy, đối diện với phòng của Thiếu tướng Chỉ huy trưởng.
Đang từ một chỗ quanh năm suốt tháng sống dưới những căn hầm chật chội, ẩm thấp đêm cũng như ngày lù mù lờ mờ trong ánh sáng của ngọn đèn dầu hột vịt bé tí tẹo, giờ đây tôi ngồi làm việc trong căn phòng rộng rãi, thoáng mát với tất cả đầy đủ tiện nghi. Hơn mười cái điện thoại trước mặt, gồm hai hot line dùng để liên lạc trực tiếp với phòng Ba của bộ Tổng Tham Mưu, hai class A liên lạc khắp miền Nam, hai class C liên lạc trong tỉnh và năm điện thoại nội bộ, phải mất cả tháng trường tôi mới tạm quen với công việc.
Có những buổi chiều thu, khi mây xám giăng đầy bầu trời Đalat, từng cơn mưa phùn kéo nhau qua quân trường, mưa nhè nhẹ, từng hạt mưa nhỏ, nhỏ như hạt bụi vướng vào cửa kính, trong phòng hơi nước phủ mờ mặt gương, thoải mái với không khí ấm cúng của căn phòng khiến tôi bồi hồi nhớ lại những cơn mưa ở LOK. Nhớ những buổi chiều trên cao nguyên vùng biên giới với bầu trời xám xịt, nằm trên chiếc võng nhìn từng giọt nước theo sợi dây cột ở đầu võng rơi tóc tách, âm thanh nghe buồn đến nát ruột, nhớ đến những người lính co ro, run rẩy trong bộ quần áo sũng nước mưa. Nhớ Năm Thẹo vác tôi chạy như bay đến trực thăng tải thương, dưới cơn mưa pháo của vc. Nhớ đại úy tiểu đoàn trưởng quay người bước đi như trốn chạy khi ông ta tiển tôi rời khỏi LOK. Đột nhiên ý tưởng xin trở về LOK hiện ra trong đầu tôi.
Gần năm năm ở trường Võ Bị Đalat, tôi chưa một lần đụng đến cây súng treo ở góc phòng. Phải đợi cho đến cuối tháng ba năm 1975, tôi mới cầm lại cây súng M16 cùng với quân nhân cơ hữu và khoảng một ngàn sinh viên sĩ quan trường Võ Bị Đalat di tản về Long Thành, tạm trú chung với sinh viên sĩ quan của trường Bộ binh Thủ Đức.
Giã từ đồi Tăng Nhơn Phú, sau bảy năm lưu lạc, tôi trở về để tình cờ thấy lại hình bóng của mình ngày xưa với mồ hôi nhễ nhại, cát bụi lấm lem đầy người, đang thi hành lịnh phạt hai mươi cái bơm dầu, bên cạnh ông huynh trưởng đứng phùng mang trợn mắt huấn luyện đàn em. Trở về đây để thấy thuở còn là sinh viên sĩ quan, đang thực tập tác xạ ở sân bắn dưới cái nóng như thiêu đốt của Thủ Đức. Tôi trở về trong lúc đất nước đang ở trong tình huống cực kỳ bi thảm. Hai mươi bảy tuổi, cái tuổi lo chưa tới, tôi trở về trường mẹ để rồi phải ngậm ngùi, buồn thấm thía với câu nói của cổ nhân: “Lá rụng về cội”.
Khi nghe đọc lời tuyên bố buông súng chờ bàn giao trên đài phát thanh Sàigon, tôi hơi bàng hoàng sửng sốt mặc dù đã chuẩn bị tinh thần từ trước.
Tôi mượn ông cậu của tôi bộ đồ dân sự tròng vô người, bộ đồ rộng thùng thà thùng thình trông chẳng ra làm sao cả, nhưng nhằm nhò gì ba cái chuyện lẻ tẻ. Tôi phóng Honda ra đường, chạy ngang qua trại Hoàng Hoa Thám, nơi tôi đã cùng hai trăm Sinh viên Võ Bị Đalat về đây học nhảy dù, suốt năm tuần lễ, sáng, trưa, chiều, tối lúc nào cũng vừa chạy vừa đếm nhịp.
Nhảy dù cố gắng
Cố gắng nhảy dù.
Qua Lăng Cha Cả với mấy chiếc tăng T54 cháy đen thui, chứng tích sự kháng cự của Nhảy Dù. Dọc theo đường Công Lý, đây là con đường một chiều, thế nhưng hàng ngàn chiếc Honda cái chạy xuôi, chiếc chạy ngược cứ loạn cả lên, mạnh ai nấy chạy. Hình như người ta chạy để mà chạy chứ chẳng biết chạy đi đâu. Hai bên lề đường giày bốt đờ sô, nón sắt, súng M16 cùng với những bộ quần áo rằn ri vứt lăn lóc, lòng tôi chợt quặn đau khi nhớ tới bộ đồ dù, trong đáy túi quân trang của tôi khi còn ở quân trường.


Đến trước Dinh Độc Lập tôi hơi rợn người, xe tăng của vc đã đậu khắp trong sân. Bên ngoài cũng tăng và lính Cộng Sàn bố trí khắp công viên, kéo dài qua tòa Đại sứ Mỹ thẳng về phía Sở Thú, trùng trùng điệp điệp xe tăng và lính Cộng Sản.
Trên nóc Dinh Độc Lập cờ Quốc Gia đã được thay bằng lá cờ hai màu xanh đỏ của Mặt Trận Giải Phóng. Tôi cố nhìn một lần cuối cùng, muốn ghi lại trong trí nhớ của mình hình ảnh Dinh Độc Lập trong cảnh dầu sôi lửa bỏng. Trong lúc tất cả mọi chuyện hình như đã đặt dưới sự kiểm soát của vc, đột nhiên từ cánh phải bên trong Dinh Độc Lập nhiều loạt đạn M16 thi nhau nổ giòn giã, xé tan cái bầu không khí ngột ngạt, khó thở. Tiếng súng nghe như đầy căm phẩn, xen lẫn với đau thương uất hận, khiến tôi nghĩ đến hình ảnh con mãnh sư mang thương tích trầm trọng khắp mình, cất tiếng hú bi ai trước giờ tử biệt. Qua kẽ hở hàng rào dinh, tôi thấy lính Cộng Sản rối loạn hẳn lên, người ta chen lấn, đổ dồn về phía hàng rào. Tôi đoán ngay đó là những tiếng súng của Liên Đoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ, tiếng súng của những người lính có nhiệm vụ bảo vệ Dinh Độc Lập.
Khoảng năm phút sau từ cánh cửa nhỏ bên hông của dinh, một ông thiếu úy Cảnh Sát Dã Chiến hai tay ôm vòng ra phía sau đầu bước ra, theo sau ông ta khoảng một trung đội Cảnh Sát Dã Chiến. Không tin vào đôi mắt của mình, Cảnh Sát Dã Chiến lại phòng thủ Dinh Độc Lập, chuyện khó tin nhưng những bộ đô bông da báo, màu nâu đậm và vàng nhạt, thêm chiếc mũ nồi màu đen đã xác nhận họ là Cảnh Sát Dã Chiến.
Tất cả xếp hàng một dọc theo hàng rào, mặt quay vào tường, quỳ xuống, riêng viên thiếu úy không chịu quỳ, ông ta đang nói gì đó với đám lính Cộng Sản. Trong lúc bất ngờ một cán binh vc giáng nguyên cái báng súng AK vô đầu viên thiếu úy, thêm một cái đạp sau bắp chân. Tôi thấy ông ta qụy xuống đất, thân hình lao đảo, ngả nghiêng nhưng vẫn cố gắng gượng lại, cuối cùng như một con báo vàng với vết thương đâm ngay tử huyệt, cả thân hình của viên thiếu úy đổ dài xuống đất. Ông ta nằm bất động, một dòng máu tươi chảy dọc theo mang tai, lan dần như một vết dầu loang để rồi cuối cùng nhuộm đỏ cái bông mai vàng nơi cầu vai áo.
Mắt của tôi cay. Môi của tôi mặn, bất lực đứng nhìn, thương cho viên thiếu úy Cảnh Sát Dã Chiến, thương cho mình, thương cho Việt Nam.
Bất tuân thượng lệnh khi đối đầu với địch quân sẽ bị đưa ra tòa án quân sự mặt trận xét xử.
Viên thiếu úy Cảnh Sát Dã Chiến, đứng trước hàng trăm chiếc tăng T54, PT76 với đại bác, đại liên, trước hàng ngàn lính Cộng Sản với đầy đủ AK và B40, ông ta cùng với trung đội của mình đã không chịu buông súng đầu hàng theo lệnh của cấp trên. Có nên đưa ông thiếu úy và trung đội Cảnh Sát Dã Chiến của ông ta ra tòa án quân sự hay không ?
Câu trả lời xin nhường lại cho quý vị. Phần tôi, tôi chỉ thuật lại những gì tôi thấy.
Khi mà tôi biết được bộ đồ bông da báo của Cảnh Sát Dã Chiến cũng đẹp và oai hùng như bộ đồ rằn ri của Nhảy Dù thì mọi chuyện đã trễ rồi. Đồng hồ đeo tay của tôi chỉ 1 giờ kém 5 trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975.



Dinh Độc Lập từ đây chỉ còn trong ký ức.

Huy Văn Trương